Tham khảo sách 'bài giảng môn: phương pháp lập trình', công nghệ thông tin, kỹ thuật lập trình phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM Khoa Công nghệ Thông tin Bài giảng môn PHƯƠNG PHÁP LẬP TRÌNH Chương 1. Các khái niệm cơ bản của C CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA C Các yếu tố cơ bản Môi trường làm việc của C Các bước để tạo và thực hiện một chương trình Vào ra trong C I. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN Một ngôn ngữ lập trình NNLT bậc cao cho phép người sử dụng NSD biểu hiện ý tưởng của mình để giải quyết một vấn đề bài toán bằng cách diễn đạt gần với ngôn ngữ thông thường thay vì phải diễn đạt theo ngôn ngữ máy dãy các kí hiệu 0 1 . Hiển nhiên các ý tưởng NSD muốn trình bày phải được viết theo một cấu trúc chặt chẽ thường được gọi là thuật toán hoặc giải thuật và theo đúng các qui tắc của ngôn ngữ gọi là cú pháp hoặc văn phạm. Trong giáo trình này chúng ta bàn đến một ngôn ngữ lập trình như vậy đó là ngôn ngữ lập trình C và làm thế nào để thể hiện các ý tưởng giải quyết vấn đề bằng cách viết thành chương trình trong C . Trước hết trong mục này chúng ta sẽ trình bày về các qui định bắt buộc đơn giản và cơ bản nhất. Thông thường các qui định này sẽ được nhớ dần trong quá trình học ngôn ngữ tuy nhiên để có một vài khái niệm tương đối hệ thống về NNLT C chúng ta trình bày sơ lược các khái niệm cơ bản đó. Người đọc đã từng làm quen với các NNLT khác có thể đọc lướt qua phần này. 1. Bảng ký tự của C Hầu hết các ngôn ngữ lập trình hiện nay đều sử dụng các kí tự tiếng Anh các kí hiệu thông dụng và các con số để thể hiện chương trình. Các kí tự của những ngôn ngữ khác không được sử dụng ví dụ các chữ cái tiếng Việt . Dưới đây là bảng kí tự được phép dùng để tạo nên những câu lệnh của ngôn ngữ C . - Các chữ cái la tinh viết thường và viết hoa a . z và A . Z. Cùng một chữ cái nhưng viết thường phân biệt với viết hoa. Ví dụ chữ cái a là khác với A . - Dấu gạch dưới _ - Các chữ số thập phân 0 1 . . 9.