TIÊU BÀI HỌC kiến thức - Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và các quan hệ trong xã hội. -Bộ máy chính quyền phong kiến được hình thành, củng cố từ thời Tần- Hán cho đến thời Minh- Thanh. Chính sách xâm lược chiếm đất đai của các hoàng đế Trung Hoa. - Những đặc điểm về kinh tế Trung Quốc thời phong kiến: Nông nghiệp là chủ yếu, hưng thịnh theo chu kỳ, mầm mống kinh tế TBCN đã xuất hiện nhưng còn yếu ớt. - Văn hoá Trung Quốc phát triển. | TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. về kiến thức - Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và các quan hệ trong xã hội. -Bộ máy chính quyền phong kiến được hình thành củng cố từ thời Tần- Hán cho đến thời Minh- Thanh. Chính sách xâm lược chiếm đất đai của các hoàng đế Trung Hoa. - Những đặc điểm về kinh tế Trung Quốc thời phong kiến Nông nghiệp là chủ yếu hưng thịnh theo chu kỳ mầm mống kinh tế TBCN đã xuất hiện nhưng còn yếu ớt. - Văn hoá Trung Quốc phát triển rực rỡ. 2. về tư tưởng tình cảm. - Giúp học sinh thấy được tính chất phi nghĩa của các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc. - Quý trọng các di sản văn hoá hiểu được các ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đối với Việt Nam. 3. về kỹ năng. - Trên cơ sở các sự kiện lịch sử giúp học sinh biết phân tích và rút ra kết luận. - Biết sơ đồ hoặc tự vẽ được lược đồ để hiểu được bài giảng. - Nắm vững các khái niệm cơ bản. II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC - Bản đồ Trung Quốc qua các thời kỳ. - Sưu tầm tranh ảnh như Vạn lý Trường thành Cố cung đồ gốm sứ của Trung Quốc thời phong kiến. Các bài thơ Đường hay các tiểu thuyết thời Minh- Thanh. - Vẽ các sơ đồ về sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc sơ đồ về bộ máy nhà nước thời Minh- Thanh . III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1 .Kiểm tra bài cũ Câu hỏi Tại sao nói khoa học đã có từ lâu nhưng đến thời Hy Lạp- Rô ma khoa học mới trở thành khoa học 2. Dẫn dắt vào bài mới GV khái quát phần kiểm tra bài cũ và dẫn dắt học sinh vào bài mới nêu nhiệm vụ nhận thức bài mới như sau Trên cơ sở thuộc mô hình các quốc gia cổ đại phương Đông Trung Quốc vào những thế kỷ cuối công nguyên do sự phát triển của sản xuất xã hội phân hoá giai cấp nên chế độ phong kiến ở đây đã hình thành sớm. Nhà Tần đã khởi đầu xây dựng chính quyền phong kiến hoàng đế có quyền tuyệt đối. Kinh tế phong kiến Trung Quốc chủ yếu là nông nghiệp phát triển thăng trầm theo sự hưng thịnh của chính trị. Cuối thời Minh- thanh đã xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất TBCN nhưng nó không phát .