Đặc trưng cái tôi trữ tình trong ca dao là: thông thường nội dung tác phẩm trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình, đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ thể hiện được tâm hồn người, tấm lòng người | Thể lục bát trong ca dao bộc lộ trực tiếp những tâm tình nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống; thể hiện từ những bức tranh lao động đến những suy nghĩ về cuộc đời, từ khoảnh khắc hồn nhiên vô tư của con người đến những diễn biến tình cảm trữ tình phong phú. Các tác phẩm ca dao được làm theo thể lục bát được vận dụng linh hoạt và nhiều vẻ nhất trong dân ca, trong những giai điệu ngâm ngợi, ca xướng uyển chuyển. Sở dĩ như vậy là do kết cấu đặc trưng riêng biệt về âm luật của thể loại thơ này. Có thể thấy lục bát mang đầy đủ dáng dấp của một thể thơ cách luật với những yếu tố đặc thù về tổ chức âm thanh: gieo vần, ngắt nhịp, phối điệu trong hình thức tối thiểu là một cặp lục bát gồm 2 câu với số tiếng cố định: 6 tiếng (câu lục) và 8 tiếng (câu bát). Phương thức gieo vần 6-8 là thao tác đặc biệt tạo nên được vẻ nhịp nhàng trong ngôn ngữ thơ, là phương tiện tổ chức văn bản và là chỗ dựa cho sự phát triển nhạc tính để hình thành nên những âm hưởng nhiều mầu sắc vang vọng trong thơ. Nhịp điệu thơ lục bát về cơ bản là nhịp chẵn 2/2/2, 2/4/2, hoặc 4/4 diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau