Đề tài : vấn đề đạo văn trong nghiên cứu khoa học

“Đạo văn là mạo nhận công việc của một ai đó như là công việc của chính mình vì lợi ích của chính mình dù là có chủ đích hay không có chủ đích” (Carroll, 2002:9) Đạo văn được định nghĩa là sử dụng ý tưởng hay câu văn của người khác một cách không thích hợp (tức không ghi rõ nguồn gốc), đặc biệt là việc trình bày những ý tưởng và từ ngữ của người khác trước các diễn đàn khoa học và công cộng như là ý tưởng và từ ngữ của chính mình | Năm 2004, một trường hợp đạo văn gây sự chú ý trong giới khoa bảng vì thủ phạm là một giáo sư thuộc một trường đại học danh giá nhất thế giới: Đại học Harvard. Sultan là một giáo sư miễn dịch học tại trường Y thuộc Đại học Harvard đạo văn từ 4 bài báo của các nhà khoa học khác, và bị phát hiện khi bài báo của ông được bình duyệt. Sau khi điều tra, ông bị cấm không được làm phản biện và bình duyệt các báo cáo khoa học trong vòng 3 năm. Tất nhiên, sự việc cũng gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông. Một trường hợp gần đây nhất cũng làm xôn xao dư luận báo chí vì thủ phạm là một sinh viên trẻ thuộc trường đại học danh giá nhất thế giới và cũng xảy ra tại Đại học Harvard. Kaavya Viswanathan là một sinh viên gốc Ấn Độ, 19 tuổi, có tài viết văn, và được xem là một ngôi sao đang lên với đầy triển vọng qua cuốn tiểu thuyết “How Opal Mehta Got Kissed, Got Wild, and Got a Life”. Nhưng ngay sau khi xuất bản, người ta phát hiện cuốn tiểu thuyết có nhiều đoạn “trùng hợp” hay lấy từ hai cuốn tiểu thuyết “Sloppy Firsts” (in năm 2001) cuốn “Second Helpings” (in năm 2003) của Nhà văn Megan F. McCafferty. Hệ quả là cô nhà văn trẻ tuổi này mất một hợp đồng USD với một nhà xuất bản khác, và không cần phải nói thêm, sự nghiệp viết văn của cô coi như chấm dứt.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.