Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện trước hết được quy định trong Điều 9 Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế (UDHR), trong đó nêu rằng, không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tuỳ tiện. Điều 9 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) cụ thể hóa Điều 9 UDHR bằng những quy định khá chi tiết, theo đó: 1. Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Không. | SỐ 6 - QUYỀN KHÔNG BỊ BẮT GIAM GIỮ TÙY TIỆN Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt giam giữ tùy tiện trước hết được quy định trong Điều 9 Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế UDHR trong đó nêu rằng không ai bị bắt giam giữ hay lưu đày một cách tuỳ tiện. Điều 9 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ICCPR cụ thể hóa Điều 9 UDHR bằng những quy định khá chi tiết theo đó 1. Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà luật pháp đã quy định. 2. Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc bị bắt về những lý do họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự buộc tội đối với họ. 3. Bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sự phải được sớm đưa ra toà án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp và phải được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc được trả tự do. Việc tạm giam một người trong thời gian chờ xét xử không được đưa thành nguyên tắc chung nhưng việc trả tự do cho họ có thể kèm theo những điều kiện để bảo đảm họ sẽ có mặt tại toà án để xét xử vào bất cứ khi nào và để thi hành án nếu bị kết tội. 4. Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu được xét xử trước toà án nhằm mục đích để toà án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ nếu việc giam giữ là bất hợp pháp. 5. Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp pháp đều có quyền được yêu cầu bồi thường. Ngoài những nội dung đã được nêu cụ thể như trên trong Bình luận chung số 8 thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982 Ủy ban Nhân quyền HRC đã giải thích thêm một số khía cạnh có liên quan đến Điều 9 ICCPR có thể tóm tắt những điểm quan trọng như sau Thứ nhất về phạm vi áp dụng Khoản 1 Điều 9 và cũng có nghĩa là quyền tự do và an toàn cá nhân được áp dụng cho tất cả những người .