Vào mùa cạn (tháng 12- tháng 4 ở miền Bắc và tháng 4 - tháng 8 ở miền Trung) hàm lượng các muối dinh dưỡng đều giám thấp. Tổng lượng N+P không vượt quá 0,02-0,22mg/lít. | Sự biến động hàm lượng muối dinh dưỡng theo mùa vụ Vào mùa cạn tháng 12- tháng 4 ở miền Bắc và tháng 4 - tháng 8 ở miền Trung hàm lượng các muối dinh dưỡng đều giám thấp. Tổng lượng N P không vượt quá 0 02-0 22mg lít. Mùa mưa lượng hàm lượng N P và các chất hữu cơ tăng dần do có nhiều nguồn bổ xung nước mưa phân xác từ trong lưu vực bị nước cuốn trôi vào. 3- Sự biến đổi theo độ sâu Đối với những hồ chứa nước loại lớn và vừa hàm lượng muôi dinh dưỡng thay đổi theo độ sâu rất rõ rệt. Nếu so sánh giữa các tầng nước trong hồ ở các độ sâu khác nhau 0 5m 5 0m 10m 15m và 20m thì hàm lượng NH4 tăng lên từ trên mặt xuống độ sâu 20m là 5-6 còn lân thì tăng 6-7 . Như vậy ta có thể xem vùng nước sâu như là một kho dự trữ muối dinh dưỡng lượng muối dinh dưỡng này sẽ bổ sung dần cho muối dinh dưỡng ở tầng mặt luôn bị mất đi do thủy sinh vật sử dụng. Việc bổ sung muối dinh dưỡng này được thực hiện thông qua các dòng đối lưu của các tầng nước. 4- Sự biến động hàm lượng của muối dinh dưỡng ở các khu vực. Đối với các hồ chứa nước loại vừa và lớn hàm lượng các muối dinh dưỡng và vật chất hữu cơ còn thay đổi theo các khu vực rất rõ. Ở khu vực thượng lưu và ở những vùng hồ gần rừng rậm vùng gần khu dân cư phân bố có nhận được nguồn nước thải sinh hoạt thì hàm lượng muối dinh dưỡng và mùn bã hữu cơ bao giờ cũng cao hơn so với các vùng khác. Sự thay đổi hàm lượng muối dinh dưỡng và vật chất hữu cơ trong hồ sẽ kéo theo sự phân bố tự nhiên của các thủy sinh vật đặc biệt là các loài sinh vật làm thức ăn cho cá. Khi chúng ta nắm được điều này thì sẽ chủ động trong việc xác định địa điểm để thả cá giống và địa điểm thu hoạch .