Chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một vấn đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu liên quan trực tiếp đến đường lối chính trị của Đảng, phương hướng phát triển của đất nước. Đó là vấn đề trung tâm, cốt lỗi trong đường lối cách mạng nước ta, nó chi phối toàn bộ các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng của Đảng và nhà nước ta. . | Chủ nghĩa đế quốc xuất hiện đưa tới những mâu thuẫn mới: đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Mâu thuẫn chủ nghĩa đế quốc với các quốc gia dân tộc bị xâm lược và đô hộ. Mâu thuẫn giữa các đế quốc với nhau. Trong chủ nghĩa tư bản có hai giai cấp cơ bản, tiêu biểu nhất, đối lập nhau về lợi ích cơ bản đó là giai cấp công nhân đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, xã hội hoá cao và giai cấp tư sản thống trị xã hội, đại biểu cho quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Hai giai cấp này mâu thuẫn với nhau ngày càng rõ rệt, sâu sắc và gay gắt. Các cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân (gắn với nhân dân lao động bị áp bức bóc lột) chống giai cấp tư sản áp bức bóc lột phát triển từ trình độ thấp, quy mô nhỏ, tự phát tiến tới trình độ cao hơn, quy mô lớn hơn và tính tự giác ngày càng thể hiện rõ hơn. Đến độ chín muồi của sự phát triển, phong trào công nhân hình thành đảng chính trị của mình với hệ tư tưởng và tổ chức tiên phong để lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại, lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản. Khi đảng cộng sản ra đời, toàn bộ hoạt động của đảng đều hướng đến lật đổ nhà nước của giai cấp tư sản, thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Việc thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là sự mở đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.