Nông nghiệp là ngành sản xuất có đầu tiên và trải qua một thời kỳ dài là cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Từ khi nổ ra cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỹ XVIII, rồi cách mạng khoa học kỹ thuật vào giữa thế kỹ XX, đã tạo ra sự phát triển mới hết sức lớn lao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, theo đó nhiều ngành sản xuất mới đã ra đời và phát triển lớn mạnh: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương. | Trở ngại lớn nhất trong việc thiết kế một chính sách nông nghiệp phạm vi cả nước là những khác biệt tương phản về địa hình, thời tiết, và tập quán kinh tế, xã hội của từng vùng lãnh thổ. Ngay trong cùng một vùng, cũng có những sự khác biệt về điều kiện và phương thức canh tác. Thí dụ, hiện nay ở đồng bằng Bắc Bộ, dân cư tập trung quá đông, điều kiện thiên nhiên sản xuất lúa không phù hợp bằng sản xuất những cây trồng cao cấp có giá trị xuất khẩu khác. Trong khi đó, chưa xác định rõ thị trường cho những sản phẩm độc đáo như khoai tây, vải thiều, rau vụ đông, mơ,. mà phải sản xuất lương thực, nên kết quả sản xuất còn hạn chế. Mức sống của người nông dân do vậy vẫn thấp. Trong khi đó ở miền Nam, điều kiện tự nhiên thuận lợi và tính chất sản xuất lúa hàng hoá đã trở nên quen thuộc nên sản xuất có phần khá hơn. Khi nền kinh tế Việt Nam đồng nhất và thật sự hướng về thị trường, Đảng và Nhà Nước cần nhất quán đẩy mạnh hơn nữa một chủ trương đã được nói đến trong mấy năm qua: chủ trương phát triển nông nghiệp theo lợi thế tương đối của từng vùng lãnh thổ, chấm dứt việc đồng loạt trồng lúa ở khắp mọi nơi. Nhà nước cần phải mạnh dạn chuyển hướng phát huy tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và lao động quý giá của miền Bắc để đầu tư sản xuất những hàng hoá cao cấp mang lại nhiều ngoại tệ, theo mô hình Công ty cổ phần nông nghiệp nêu trên đây. Có như thế người nông dân miền Bắc mới có thể nhanh chóng tăng thu nhập, sẽ dư sức mua lương thực từ bất cứ nơi nào giá rẻ nhất.