Giống Landrace: Xuất xứ từ Đan Mạch, có nguồn gốc lai tạo từ heo Yuotland Đức và Yorkshire. Lông da màu trắng, tai to, cụp về phía trước che lấp mặt, dài đòn, mông nở, mình thon, trông ngang ta thấy giống hình cái nêm. Heo nái đẻ sai từ 10 –12 con/lứa, nuôi con giỏi, nhưng giống heo này kén ăn và tương đối đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao và phải có điều kiện chăm sóc tốt. Trọng lượng trưởng thành con đực đạt 270-400kg/con, con cái 200- 320kg/con. Dùng để làm nguyên liệu dòng đực tạo heo cái F1 hoặc đực. | Quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng. Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác uốn cong mình toàn cơ thể. Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn. Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời. Hormone hạn chế sự lột xác lột xác (MIH, molt - inhibiting hormone) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều này có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác.