Côn trùng có khứu giác rất nhạy bén. Với nồng độ phân tử mùi cực thấp trong không khí cũng đủ để chúng nhận biết bởi các tế bào thần kinh trên các anten. | Tín hiệu phân tử từ các anten côn trùng Côn trùng có khứu giác rất nhạy bén. Với nồng độ phân tử mùi cực thấp trong không khí cũng đủ để chúng nhận biết bởi các tế bào thần kinh trên các anten. Các protein đặc biệt gọi là protein thụ thể được biểu hiện trong tế bào thần kinh để nhận biết mùi vị. Phân tử mùi gắn vào thụ thể và gây ra tín hiệu điện tử và hóa học diễn ra trong não côn trùng và đồng thời ảnh hưởng đến hành vi của chúng. Bên cạnh thụ thể protein khác thuộc khứu giác bao gồm các enzyme và protein cảm ứng hóa chất cùng tham gia. Dựa trên các nguyên lý phân tử tất cả côn trùng hoạt động theo bản năng và cách thức sống sơ bản tìm thức ăn tìm bạn tình và trong trường hợp con cái - tìm nơi đẻ trứng thích hợp để đảm bảo nguồn thức ăn dinh dưỡng và dễ tiêu hóa cho thế hệ con. Loài sâu bướm Lepidotera là đối tượng nghiên cứu phổ biến bên cạnh ruồi giấm. Genome của tằm Bombyx mori được giải trình tự hoàn toàn tuy nhiên loài côn trùng này được thuần hóa bởi con người từ vài nghìn năm trước vì vậy loài bản địa gốc không còn thấy nữa. Mặt khác nơi sống của sâu thuốc lá Manduca sexta một loài bản địa Bắc Mỹ là đối tượng nghiên cứu sinh lý học về hệ khứu giác côn trùng và gần đây cũng do cây chủ - loài thuốc lá hoang dại Nicotiana attenuata đã trở thành thực vật mô hình cho nghiên cứu sinh thái học. Sâu thuốc lá Manduca sexta dùng anten để tìm hoa thuốc lá Phân tích di truyền các anten của Manduca sexta đã xóa đi những khoảng trống trong nghiên cứu về phản ứng trực tiếp với mùi vị của côn trùng Việc giải phóng các phân tử mùi gây stress từ cây thuốc lá được nghiên cứu kỹ như là sự thụ phấn hoa bởi côn trùng. Nhưng thực vật tỏa mùi - tiếng nói ẩn dụ - đi vào bộ não côn trùng như thế nào Gs. .