Ở Việt Nam, nghề nuôi cá mặn lợ như cá đối, cá măng biển, cá chẽm đã phát triển từ những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Cá mú (miền Bắc còn gọi là cá song) thỉnh thoảng cũng được nuôi khi người dân có được con giống. Nghề nuôi cá mú chính thức phát triển vào năm 1988 (Edwards và ctv, 2004), khi các doanh nhân. | Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số đặc biệt 2004 Trường ĐH Thủy sản Trang 174-179 1 Tình hình nuôi cá mú ở Việt Nam hiện trạng và các trở ngại về mặt kỹ thuật Thạc sỹ Lê Anh Tuấn Khoa Nuôi Trồng Thủy sản Trường Đại học Thủy Sản Tóm tắt Ở Việt Nam nuôi cá mặn lợ như cá đối cá măng biển cá chẽm trong ao đã phát triển từ những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Nuôi cá mú chỉ chính thức phát triển vào năm 1988 ở Nha Trang và sau đó phát triển mạnh vào đầu những năm 1990 vớI sự xuất hiện thị trường cá mú sống. Các loài cá mú Epinephelus malabaricus E. coioides E. fuscoguttatus E. akaara E. bleekeri E. sexfasciatus E. merra Cephalopholis miniata và Plectropomus leopardus là những đối tượng nuôi chính. Cả nước có khoảng 6800 lồng nuôi cá biển trong đó khoảng 80 là những lồng nuôi cá mú và khoảng 500 ha vùng ven bờ được sử dụng để nuôi cá mú đìa. Các lồng và đìa nuôi cá mú tạo ra khoảng 3000 tấn sản phẩm có giá bán tại trang trại khoảng trên 300 tỷ đồng trên 20 triệu Đô-la Mỹ trong năm 2003. Bài báo này đánh giá hiện trạng của nghề nuôi cá mú ở Việt Nam và xác định các trở ngại chính về mặt kỹ thuật đốI với sự phát triển xa hơn của nghề này. 1 Mở đầu Ở Việt Nam nghề nuôi cá mặn lợ như cá đối cá măng biển cá chẽm đã phát triển từ những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Cá mú miền Bắc còn gọi là cá song thỉnh thoảng cũng được nuôi khi người dân có được con giống. Nghề nuôi cá mú chính thức phát triển vào năm 1988 Edwards và ctv 2004 khi các doanh nhân Trung Quốc đến Nha Trang đặt vấn đề mua bán cá mú sống. Nghề này đã phát triển mạnh từ Bắc vào Nam nhưng tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh - Hải Phòng và Phú Yên - Khánh Hòa và gần đây là Vũng Tàu. Nghề nuôi cá mú đã trải qua nhiều bước thăng trầm khi có dịch bệnh trên tôm sú tôm hùm người nuôi chuyển sang nuôi cá mú khi gặp đại dịch SARD nghề này lại lao đao. Hiện nay cả nước có khoảng 6800 lồng nuôi cá biển Bộ Thủy Sản 2003 trong đó đến 80 là lồng nuôi cá mú Quảng Thọ Điệp trao đổi riêng và khoảng 500 ha