Qua việc thu thập số liệu, báo cáo của Ngân hàng, sử dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối em đi vào phân tích đề tài “Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Giồng Riềng”, phân tích thực trạng hoạt động tại Ngân hàng trong ba năm (2005-2007) và đi sâu vào phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn đối với hộ sản xuất để thấy được hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất. | Doanh số cho vay 2005 của tất cả các địa bàn trong Huyện với các loại hình cho vay : ngắn hạn, trung-dài hạn đạt triệu đồng. Đến năm 2006 đạt triệu đồng, tăng triệu đồng so với năm 2005 với tốc độ tăng 51,55%.Đến năm 2007 tiếp tục tăng và đạt triệu đồng, doanh số cho vay qua ba năm đều tăng và năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân tăng cao như vậy là do nhu cầu sử dụng vốn vào nông nghiệp trong dân cư trong địa bàn ngày càng tăng do người dân sử dụng vốn vào nông nghiệp ngày càng đa dạng, kết hợp nhiều ngành nghề vừa trồng lúa vừa chăn nuôi (heo, cá, trâu, bò ) vừa làm kinh doanh dịch vụ (sấy lúa, say sát lúa ) với qui mô nhỏ phục vụ trên địa bàn. Mặt khác do nhu cầu vốn trung và dài hạn để mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp sau khi thu hoạch, nhu cầu xây dựng nhà cửa, phương tiện đi lại cho cán bộ công nhân viên đòi hỏi ngày càng nhiều và rất lớn nên trong những năm gần đây chi nhánh NHNNo & PTNT Huyện Giồng Riềng đã mở rộng cho vay đối với các đối tượng này. Nắm bắt nhu cầu đầu tư để vừa mở rộng tăng trưởng tín dụng vừa đáp vốn cho khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Từ đó giúp cho Ngân hàng cũng có lợi, khách hàng cũng có lợi, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động