Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam có những bước phát triển tích cực. Với hàng chục ngàn cơ sở thuộc các thành phần kinh tế với các quy mô khác nhau, hàng năm công nghiệp chế biến nông sản đã sản xuất nhiều loại hàng hoá phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, chế biến nông sản, trong đó có nông sản xuất khẩu, vẫn là ngành công nghiệp nhỏ bé, công nghệ lạc hậu | Một quy trình sản xuất thống nhất nghĩa là từ khâu chọn giống, nuôi trồng, thu hoạch, vận chuyển bảo quản đều phải nằm trong 1 quy trình nhất định, phải có giấy chứng nhận đảm bảo. Để xây dựng một quy trình như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư lớn về vốn, nhân lực, sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân, nhà xuất khẩu và cả những nhà khoa học. Rõ ràng đây không phải là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam khi vốn ít, nhân lực thiếu, và luôn đau đầu về vấn đế đảm bảo sự ổn định nguyên liệu khi giá cả thị trường biến đổi. Vấn đề về vốn doanh nghiệp có thể giải quyết bằng các nguồn tín dụng như ngân hàng, các quỹ, trương trình hỗ trợ xuất khẩu của nhà nước, hay có thể liên doanh liên kết với nhau. Để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng việc liên kết với các trường đại học, cao đẳng là giải pháp không thể thiếu, sự bắt tay chặt chẽ với các nhà khoa học, các trung tâm giống, cây trồng trong nước. Có thể cử nhân lực đi học hỏi các nước phát triển khác tuy nhiên cần chú ý nông sản là mặt hàng có tính đặc thù cao vì điều kiện địa lý tự nhiên mỗi nước khác nhau. Yêu cầu khoa học công nghệ khi xây dựng 1 quy trình sản xuất cũng rất quan trọng, khi các trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam chỉ tập về giống, hay phương pháp canh tác, sản xuất thì có rất ít các công trình đưa ra cụ thể 1 quy trình sản xuất bảo quản hoàn thiện. Giải quyết vấn đề này doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm kiếm,hợp tác, yêu cầu các trung tâm nghiên cứu, có thể học hỏi các quy trình sản xuất ở nước ngoài và áp dụng vào điều kiện Việt Nam, cũng đã có 1 số doanh nghiệp tự thành lập các trung tâm nghiên cứu cho riêng mình để thuận tiện hơn trong kinh doanh. Sự liên kết với nông dân cũng cần nói đến vì đây chính là người trực tiếp sản xuất, canh tác. Khi mà nông dân Việt Nam vẫn quen với phương pháp sản xuất nông nghiệp manh múm, nhỏ lẻ, thiếu tính đồng bộ thì chưa thể có 1 quy trình sản xuất. Chỉ rõ những lợi ích của việc sản xuất theo quy trình công nghiệp, hướng dẫn cụ thể từng bước, hỗ trợ kinh tế kỹ thuật canh tác là những điều doanh nghiệp cần làm để đổi mới tư duy suy nghĩ của người dân. Quan trọng hơn DN cần giữ chữ tín, trong việc thu mua sản phẩm đảm bảo giá cả để nông dân yên tâm sản xuất, canh tác. Tóm lại để có 1 quy trình sản xuất thống nhất quan trọng nhất là phải đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người nông dân và các nhà khoa học. Doanh nghiệp cần là cầu nói giữa họ, cần một cái nhìn vừa tổng thể, bao quát vừa sâu sát để đảm bảo thành công.