Tuyển tập những báo cáo nghiên cứu khoa học hay nhất của trường quốc gia Hà Nội tác giả: thú ăn thịt ở rừng quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 25 2009 40-44 Thú ăn thịt Carnivora ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang Hoàng Trung Thành1 Phạm Trọng Ảnh2 Hoàng Văn Chính3 1Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN 334 Nguyễn Trãi Hà Nội Việt Nam 2Phòng Động vật có xương sống Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật 18 Hoàng Quốc Việt Hà Nội Việt Nam 3Vườn Quốc gia U Minh Thượng Kiên Giang Nhận ngày 28 tháng 4 năm 2008 Tóm tắt. Vườn Quốc gia U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang là một trong những khu bảo vệ có tính đa dạng sinh học cao nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long với 243 loài thực vật 201 loài côn trùng 66 loài cá 7 loài ếch nhái 34 loài bò sát 170 loài chim và 32 loài thú. Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần đánh giá hiện trạng và bổ sung dẫn liệu về các loài thú ăn thịt trong khu vực. Kết quả đã ghi nhận được ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng có 10 loài thú ăn thịt thuộc 4 họ. Trong số đó có 4 loài được xếp trong Sách Đỏ Việt nam 2007 7 loài có trong Nghị định 32 2006 ND CP của Chính phủ. Một số loài rất hiếm trong cả nước cũng có ở đây như Rái cá lông mũi Lutra sumatrana Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea Mèo cá Prionailurus viverrinus Cầy giông đốm lớn Viverra megaspila. Động vật hoang dã ở Vườn Quốc gia u Minh Thượng đang phải đối mặt với một số đe dọa trong đó chủ yếu là cháy rừng săn bắn và các hoạt động du lịch. Từ khóa Thú ăn thịt hiện trạng U Minh Thượng. 1. Đặt vấn đề Vườn Quốc gia U Minh Thượng thuộc địa phận xã An Minh Bắc - huyện An Minh và xã Minh Thuận - huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang nằm ở tọa độ 9 31 - 9 39 N 105 03 -105 07 E với tổng diện tích ha. ở phía Bắc của một vùng đầm lầy than bùn rộng lớn thuộc hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau VQG U Minh Thượng nằm trong vùng ngập nước ngọt Tác giả liên hệ. ĐT 84-4-8582331. E-mail thanhht_ksh@ bao gồm rừng trên đất than bùn trảng cỏ ngập nước theo mùa và vùng đầm lầy trống 1 . VQG U Minh Thượng được đánh giá là có tính đa dạng sinh học cao nhất khu vực Đồng bằng