Sử dụng những loại thực phẩm hư hỏng hoặc bảo quản thực phẩm không đúng cách sẽ gây các căn bệnh về đường ruột mà chúng ta vẫn thường gọi là hiện tượng ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình mua bán, bảo quản, sơ chế hay nấu nướng. Một số bí quyết dưới đây có thể giúp hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cho gia đình | Ngăn ngừa ngộ độc thực phâm Sử dụng những loại thực phẩm hư hỏng hoặc bảo quản thực phẩm không đúng cách sẽ gây các căn bệnh về đường ruột mà chúng ta vẫn thường gọi là hiện tượng ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình mua bán bảo quản sơ chế hay nấu nướng. Một số bí quyết dưới đây có thể giúp hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cho gia đình. 1. Giữ vệ sinh - Rửa tay với xà phòng và nước ấm dưới vòi nước đang chảy trước và sau khi chuẩn bị thức ăn đặc biệt là đối với những thực phẩm như thịt sống thịt gia cầm cá tôm cua sò và trứng. - Vệ sinh tay sau khi sử dụng toilet thay tã cho em bé hoặc sau khi sờ vào vật nuôi trong nhà. - Rửa sạch các dụng cụ nấu nướng thớt và những bề mặt trong bếp bằng nước xà bông nóng. - Tránh nấu ăn khi đang bị tiêu chảy. - Băng kín các vết đứt và vết bỏng trên tay bằng băng dính và mang găng tay trước khi chạm vào thức ăn. - Rửa sạch trái cây và rau xanh dưới vòi nước chảy rồi đặt vào rổ khay hoặc đĩa sạch sẽ. - Khử trùng các loại khăn lau trong bếp bằng nước nóng và thuốc tẩy. 2. Cách hâm nóng thức ăn - Nhiệt độ tối thiểu để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn ở những thực phẩm đã được nấu chín là khoảng 74 độ C. Do đó bạn cần đun nóng thức ăn đạt đến nhiệt độ cần thiết đặc biệt là những món dành cho phụ nữ mang thai người già và trẻ em. - Thực phẩm được nấu dang dở chưa chín có thể chứa khá nhiều vi khuẩn. Cần nấu sôi các món nước sốt súp. Đối với trứng phải nấu thật chín cả lòng đỏ lẫn lòng trắng. Các loại sò ốc sẽ chín khi lớp vỏ của chúng hé mở. Cá cũng là loại thực phẩm cần được nấu chín kỹ. 3. Phòng tránh nhiễm .