Kỳ 1: Có họa sĩ nào không vẽ tranh khỏa thân? Tại Việt Nam lâu nay, tranh khỏa thân được xem là một đề tài nhạy cảm, thậm chí không ít người còn chưa thực sự ủng hộ hay thông hiểu. Vì thế, việc xuất bản cuốn Tranh tượng khỏa thân của họa sĩ Ngô Thành Nhân vừa qua là một tín hiệu đáng mừng. | Nhìn lại thể loại tranh khỏa thân Kỳ 1 Có họa sĩ nào không vẽ tranh khỏa thân Tại Việt Nam lâu nay tranh khỏa thân được xem là một đề tài nhạy cảm thậm chí không ít người còn chưa thực sự ủng hộ hay thông hiểu. Vì thế việc xuất bản cuốn Tranh tượng khỏa thân của họa sĩ Ngô Thành Nhân vừa qua là một tín hiệu đáng mừng. Thực tế cho thấy đã là họa sĩ kinh qua trường lớp thì không ai không vẽ khỏa thân - vì với giáo trình mỹ thuật hiện đại giải phẫu hình thể anatomy giải phẫu học là bộ môn bắt buộc phải học thường tốn rất nhiều thời gian và công sức để rèn luyện. Khỏa thân từ trong nhà trường Ngay khi người Pháp thành lập các trường vẽ trường mỹ nghệ tại Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 thì bộ môn giải phẫu hình thể đã được đưa vào giảng dạy bài bản nghiêm túc. Giải phẫu hình thể cũng là một trong số ít những tiêu chí và kỹ thuật giúp học viên họa sĩ giới nghiên cứu mỹ thuật phân biệt được sự khác nhau về kỹ thuật vẽ giữa hội họa truyền thống mà cụ thể là tranh thủy mặc và hội họa hiện đại. Ngày nay sách lịch sử mỹ thuật vẫn thường lấy tác phẩm Xưởng vẽ 155x167cm sơn dầu 1933 của họa sĩ giảng viên Joseph Inguimberty 1896- 1971 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương làm ví dụ điển hình về việc dạy vẽ khỏa thân với người ngồi mẫu là các phụ nữ địa phương. Lớp vẽ khỏa thân 81x35cm sơn dầu 1935 với người mẫu nam dành cho sinh viên năm 3 của Lương Xuân Nhị 19142006 cũng là tác phẩm đáng chú ý. Danh họa Trần Văn Cẩn 1910-1994 chuyên vẽ tranh phục vụ kháng chiến đề tài cách mạng cũng đã dành nhiều tâm huyết cho việc vẽ khỏa thân. Ví dụ tác phẩm Thiếu nữ gội đầu của Trần Văn Cẩn 34x22cm khắc gỗ 1940 ở trong SGK Mỹ thuật lớp 4. Riêng danh họa Lê Phổ 1907-2001 thì vẽ tranh khỏa thân từ rất sớm trước năm 1930 những tác phẩm khỏa thân của ông từng lên sàn đấu giá quốc tế đã được vẽ trong các năm 1931 đến 1935. Họa sĩ Nguyễn Quang Vinh từng du học ở Liên bang Nga kể rằng với các sinh viên mỹ thuật ở nước này nhiều môn có thể bỏ học để đến thư viện đọc sách hoặc đi thực tế riêng môn giải .