Khoảng năm 1989, một anh bạn họa sỹ nước ngoài (lúc đó còn là loại “hàng độc”, của hiếm) bảo tôi rằng: anh ta ngạc nhiên thấy Hà Nội cùng với Luân Đôn có lẽ là hai thành phố có nhiều đàn bà đẹp nhất trên thế giới. | Người Việt đẹp Khoảng năm 1989 một anh bạn họa sỹ nước ngoài lúc đó còn là loại hàng độc của hiếm bảo tôi rằng anh ta ngạc nhiên thấy Hà Nội cùng với Luân Đôn có lẽ là hai thành phố có nhiều đàn bà đẹp nhất trên thế giới. Tôi bảo anh ta rằng cái thực tế ấy tôi không rành nhưng với tư cách người dạy lịch sử mỹ thuật Việt Nam thì tôi tin chắc phụ nữ Việt Nam vào loại đẹp nhất thế giới. Những người đàn bà búi tóc cao ngực nở eo thon mặt tròn vận những chiếc váy dài đeo những chuỗi vòng cổ vòng chân vòng tay khuyên tai tinh xảo chẳng những cho ta hình ảnh nàng Mỵ Nương Bà Trưng Bà Triệu mà còn thừa sức gợi ý cho các Việt Nam Fashion Week đương đại. Các tượng vũ nữ Chăm - như Vũ nữ Trà Kiệu - còn cho ta tự hào về sự hòa nhập dòng máu và văn hóa giữa các tộc người Việt Nam để đi tới Người Việt Đẹp cổ điển hiện hình hoàn mỹ trong pho tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay đặt trong chùa Bút Tháp thế kỷ XVII và cô Ngọc Nữ chùa Dâu thế kỷ XVIII . Pho tượng bằng người thật cao 1 mét 55 đã được thầy trò Trường Mỹ thuật đo cả ba vòng và thấy rất chuẩn . Người Việt Nam nào cũng nên tự hào về những nữ tiền nhân xinh đẹp tuyệt trần của mình Một nữ đồng nghiệp hỏi tôi Ông thấy phụ nữ làm mỹ thuật thế nào . Tôi thành thực đáp Phụ nữ cực giỏi về văn thơ và nghệ thuật biểu diễn song rất mờ nhạt trong soạn nhạc. Còn tỷ lệ nữ họa sĩ thành công so với nam có lẽ chẳng quá 5 song vẻ đẹp phụ nữ lại làm nên 70-80 các thành tựu mỹ thuật. Họ là chủ thể tuyệt đối của cái đẹp tạo hình . Cái đẹp ấy di truyền bền vững nhưng không bất biến mà mang tính thời đại rõ ràng. Trong văn hóa Việt Nam thế kỷ XX không đâu ta trông rõ những biến đổi đẹp của người phụ nữ như trong hội họa. Từ cô thiếu nữ sơn son thếp vàng ở Chùa Dâu cổ tay như ngà mắt như dao cau cười như hoa ngâu với cái khăn đội đầu như thể hoa sen tới các cô gái nông thôn ngoại thành của Nguyễn Phan Chánh là một đột phá lớn. Chẳng thế mà ngay với những bức Rửa rau cầu ao Chơi ô ăn quan Lên đồng vẽ những năm 1930 các cô gái mặt tròn miệng nhỏ .