Tham khảo tài liệu 'lịch sử triết học trung quốc tập 2 part 9', khoa học xã hội, chính trị - triết học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | nó nên chẳng chạy đến cứu nó. Trải qua ý niệm đó tức là sự quanh co của ý. Theo tăm mà chạy ngay đến cứu nó tức là cảm thông vô cùng và không có ngã tất co. Chu Đôn Di nói VÔ dục thì tĩnh hư và động trực. 36 Trình Hạo nói Có lòng riêng tư thì không thể lấy hữu vi để đáp ứng ngoại vật có sự dụng trí thì không thể xem giác ngộ là tự nhiên. 37 Đoạn văn dài trên đây của Dương Giản cũng phát huy ý nghĩa ấy. 3. Sự giống nhau và khác nhau giữa Chu Hi và Lục Tượng Sơn Ngươi ta hay so sánh Chu Hi và Tượng Sơn rằng Chu Hi trọng nói về học vấn Tượng Sơn trọng tôn đức tính . Nhận xét đó ngay thời của hai ông cũng đã có rồi. Tuy nhiên triết học của Chu Hi có mục đích tối hậu là làm rõ cái dụng lớn của tâm chúng ta. Đó là mục đích chung của các Đạo học gia. Cho nên ta có thể nói Tượng Sơn không hoàn toàn chú trọng nói về học vấn nhưng không thể nói Chu Hi không chú trọng tôn đức tính . Hơn nữa điểm này cũng chỉ là căn cứ trên phương pháp tu dưỡng của họ mà nói. Cho nên xét cho cùng sự khác biệt giữa hai ông chỉ là sự khác biệt về phương pháp tu dưỡng. ở cuối chương 13 chúng ta thấy rằng triết học của Chu Hi chẳng phải là cái Duy tâm luận Idealism theo cách nói phổ thông mà gần vói Tân thực tại luận Neo-realism hiện đại. Nếu ta chú ý điểm này thì ta có thể thấy sự khác biệt giữa hai ông không chỉ là sự khác biệt về phương pháp tu dưỡng về căn bản triết học của hai ông quả có sự khác biệt. Chỗ khác biệt ay ngay ưong triết học của Nhị Trình cũng đã có rồi. Học thuyết của phái Trình Di đến Chu Hi thì phát triển hoàn toàn. Còn học thuyết của phái Trình Hạo đến Tượng Sơn và Dương Giản thì phát triển hoàn toàn. Có thể nói gọn về sự khác biệt này học thuyết của phái Chu Hi là Lý học học thuyết của phái Tượng Sơn là Tâm học. Trong lời tựa của Tượng Sơn Toàn Tập Vương Dương Minh viết Cấi học của thánh nhân là Tâm học. Thánh nhân chi học Tâm học dã S A Cái danh từ Tâm học này có thể biểu thị triết học của phái Tượng Sơn và là điểm khấc biệt với triết học của phái Chu Hi vậy. Chu Hi nói .