Mô cơ là tập hợp những tế bào thích nghi với chức năng cơ học giúp cho cây đứng vững chống lại các tác động cơ học: sức gió, bão, sức nén của tán cây. Mô cơ đặc biệt phát triển mạnh ở những cây mọc ngoài sáng và những cây gỗ. | Mô cơ mô nâng đỡ thực vật Mô cơ là tập hợp những tế bào thích nghi với chức năng cơ học giúp cho cây đứng vững chống lại các tác động cơ học sức gió bão sức nén của tán cây. Mô cơ đặc biệt phát triển mạnh ở những cây mọc ngoài sáng và những cây gỗ. Những cây sống dưới nước hoặc môi trường đất ẩm sống trong bóng râm thì mô cơ kém phát triển trong những điều kiện ấy nhờ sức căng của tế bào đã đảm bảo độ bền vững cơ học của cây . Các tế bào của mô cơ thường có màng dày nhưng ở các mức độ khác nhau căn cứ vào đặc điểm đó người ta chia mô cơ thành 3 loại mô dày hậu mô mô cứng cương mô và tế bào đá thạch bào . . Mô dày hậu mô Hình . Cấu tạo lớp bần và lỗ vỏ 1. Biểu bì 2. Lớp bần 3. Tầng phát sinh bần - lục bì 4. Lục bì 5. Tế bào bổ sung 6. Nhu mô vỏ sơp cấp 7. Mô dày 8. Nội bì 9. Mô cứng ở trụ bì 10. Nhu mô vỏ thứ cấp. Nguồn . Kixeleva . Xelukhi 1969 38 Mô dày gồm những tế bào sống có màng sơ cấp dày nhưng không hoá gỗ vẫn bằng xenlulose thường chứa lạp lục. Khi quan sát trên lát cắt ngang các tế bào mô dày thường có dạng đa giác 4 5 cạnh nhưng trên lát cắt dọc các tế bào thường có dạng sợi 2 đầu nhọn kéo dài theo trục của các cơ quan dài từ 2 - 3mm. Mô dày thường gặp ở các cơ quan non đang phát triển của cây hoặc ở các cây thân cỏ đã trưởng thành đôi khi có ở vỏ rễ của cây 2 lá mầm và ít gặp ở cây thực vật 1 lá mầm. Ở trong cây các tế bào của mô dày thường xếp thành một vòng liên tục hay xếp thành từng dải từng đám riêng xung quanh các cơ quan chúng thường nằm ngay dưới biểu bì hoặc nằm cách tế bào biểu bì vài lớp tế bào mô mềm hoặc nằm ở chỗ gờ nổi lên ở trong thân Húng quế Thược dược hay cuống lá Cà rốt hoặc ở 2 bên gân lá hay mép lá. Ngoài ra mô dày còn có thể có ở các bó dẫn .