Thực vật cũng như mọi sinh vật khác, khi sinh trưởng đến một mức độ nào đều có khả năng sinh sản để duy trì và phát triển nòi giống. Cơ sở của quá trình sinh sản là khả năng phân chia và phân hóa của tế bào. | CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN CỦA THỰC VẬT Thực vật cũng như mọi sinh vật khác khi sinh trưởng đến một mức độ nào đều có khả năng sinh sản để duy trì và phát triển nòi giống. Cơ sở của quá trình sinh sản là khả năng phân chia và phân hóa của tế bào. Ở thực vật có 3 hình thức sinh sản chính sinh sản dinh dưỡng sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. 1. Sinh sản dinh dưỡng sinh sản sinh dưỡng Sinh sản dinh dưỡng là hình thức sinh sản thường gặp ở cả thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao. Trong quá trình sinh sản dinh dưỡng. Cơ thể mới được tạo thành trực tiếp từ cơ quan dinh dưỡng của cơ thể mẹ hoặc từ một phần của cơ thể mẹ. Có 2 hình thức sinh sản chính sinh sản dinh dưỡng tự nhiên và sinh sản dinh dưỡng nhân tạo. . Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên Là sự tái sinh một cách tự nhiên để phục hồi lại các cơ quan đã mất hoặc hình thành một cơ thể mới. Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên khá phổ biến ở thực vật bậc thấp tảo lục đơn bào - Chlamydomonas tảo Cát - Pinnularia. tăng số lượng của tế bào bằng hình thức phân bào không tơ . Đối với tảo đa bào spirogyra sinh sản dinh dưỡng bằng cách đứt khúc của thall hoặc của sợi tảo. . Đối với thực vật bậc cao hình thức sinh sản đinh dưỡng tự nhiên khá phổ biến các cơ quan hoặc các cá thể mới có thể được hình thành trực tiếp từ 1 đoạn rễ thân lá. 86 Ví dụ sinh sản bằng thân rễ cỏ Tranh Gừng. sinh sản bằng thân bò Rau má Khoai lang. sinh sản bằng thân hành Hành Tỏi. sinh sản bằng thân củ hoặc củ Khoai tây Khoai lang. sinh sản bằng đoạn thân Sắn Mía. sinh sản bằng lá Sống đời. . . Sinh sản dinh dưỡng nhân tạo Là hình thức sinh sản do con người thực hiện trên các bộ phận của cơ quan dinh dưỡng và dựa vào khả năng tái sinh của cây. Có nhiều hình thức sinh sản dinh dưỡng nhân tạo giâm cành chiết cành ghép .