Sinh sản sinh dưỡng Sự sinh sản sinh dưỡng ở nấm do một phần của cơ thể nấm như: một phần của tế bào, tế bào, một đoạn sợi nấm, mô nấm, hạch nấm. - Bào tử phấn (bào tử đốt: oidiospore, arthospore): là những tế bào có màng mỏng được tách dần dần ở đầu sợi nấm. | SỰ SINH SẢN CỦA NẤM - Sinh sản sinh dưỡng Sự sinh sản sinh dưỡng ở nấm do một phần của cơ thể nấm như một phần của tế bào tế bào một đoạn sợi nấm mô nấm hạch nấm. - Bào tử phấn bào tử đốt oidiospore arthospore là những tế bào có màng mỏng được tách dần dần ở đầu sợi nấm. Hiện tượng này thường thấy khi nấm sống trong môi trường lỏng. Các bào tử phấn sau khi phát tán gặp thuận lợi sẽ nẩy mầm thành sợi nấm. - Bào tử màng dày bào tử áo hậu bào tử chlamydospore là những tế bào hình tròn có màng dày bao bọc chứa nhiều chất dự trữ. Bào tử màng dày xuất hiện trên sợi nấm khi điều kiện môi trường bất lợi như khô hạn nhiệt độ độ ẩm quá cao hoặc quá thấp. Bào tử màng dày thường đơn bào nằm ở giữa hoặc đầu sợi nấm. Khi gặp điều kiện thuận lợi bào tử màng dày sẽ nẩy mầm và phát triển thành sợi nấm mới hoặc một số trường hợp bào tử màng dày sẽ nẩy mầm thành cơ quan sinh sản hữu tính là đảm đa bào như nấm than đen Ustilaginales . Bào tử màng dày là giai đoạn không bắt buộc trong chu kỳ phát triển của nhiều loài nấm chúng chỉ hình thành trong điều kiện bất lợi như các nấm trong bộ Mucorales và nấm Fusarium. Ngược lại bào tử màng dày là một giai đoạn bắt buộc trong chu kỳ phát triển của một số loài nấm như nấm than Ustilaginales . - Một đoạn của tế bào sinh dưỡng từ một đoạn của tế bào sinh dưỡng một đoạn của sợi nấm đơn bào có thể tiếp tục sinh trưởng và phân nhánh thành hệ sợi nấm. - Một phần mô của quả thể từ một phần nhỏ mô của quả thể khi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp sẽ mọc thành hệ sợi nấm. - Chia đôi tế bào từ một tế bào sẽ chia đôi tế bào co thắt lại ở giữa nhân và chất nguyên sinh chia đôi cuối cùng tách rời thành 2 tế bào như ở nấm men Saccharomyces . - Nẩy chồi từ một tế bào sẽ mọc thành những chồi sau đó chồi sẽ tách thành những tế bào mới riêng biệt hay tế bào chồi dính với tế bào mẹ như ở nấm men Saccharomyces