Thường trong thiên nhiên sợi nấm phân nhánh tạo thành hệ sợi nấm (mycelium), là cơ thể sinh dưỡng. Tuy nhiên, hệ sợi nấm có thể biến dạng để thích nghi với môi trường sống như: | Những biến dạng của hệ sợi nấm Thường trong thiên nhiên sợi nấm phân nhánh tạo thành hệ sợi nấm mycelium là cơ thể sinh dưỡng. Tuy nhiên hệ sợi nấm có thể biến dạng để thích nghi với môi trường sống như a. Rễ sợi nấm Rhizomycelium Sợi nấm phân nhánh như rễ cây tạo thành dạng rễ kích thước nhỏ giúp nấm hấp thụ chất dinh dưỡng khi hoại sinh hay ký sinh. b. Thể hình rễ Rhizomorph Do các sợi nấm bện chặt lại thành những dải lớn trong giống rễ cây là một bộ phận của cơ thể nấm thường gặp trên các vỏ cây. Ở các nấm tiến hoá cao thể hình rễ nối liền quả thể với các vật bám ở sâu dưới đất như rễ cây. Những tế bào phía ngoài thể hình rễ kích thước nhỏ màng dày để bảo vệ. Phần giữa thể hình rễ có tế bào lớn hơn có màu màng mỏng để dẫn truyền chất dinh dưỡng. Kích thước thể hình rễ lớn rộng vài - 5mm dài vài chục cm đến hàng chục mét. - Rễ nấm mycorrhiza Do sợi nấm phân nhánh dạng rễ nối liền quả thể với rễ cây giúp nấm cộng sinh với thực vật. Rễ nấm kết hợp chặt chẽ với rễ cây rễ nấm có vai trò quan trọng đối với đời sống của cây. Rễ nấm giúp cây tăng cường sự hấp thụ và vận chuyển các yếu tố dinh dưỡng như N P K Ca. giúp cây chống lại các bệnh hại rễ rễ nấm còn tăng cường sức đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường rễ nấm giúp gia tăng tỷ lệ sinh trưởng của cây. Rễ nấm có hai loại rễ nấm ngoại sinh ectomycorrhiza hình thành ở ngoài tế bào rễ cây rễ nấm nội sinh endomycorrhiza sống bên trong tế bào rễ cây. Rễ nấm có thể mọc lan xa hàng trăm mét và từ rễ nấm này các quả thể sẽ phát triển. c. Vòi hút Haustorium giác mút Là biến dạng của sợi nấm thích ứng để hút các chất dinh dưỡng ở nấm ký sinh. Vòi hút thường đâm sâu vào bên trong tế bào cây chủ để hút chất dinh dưỡng vòi hút có dạng mấu tròn dạng ống hoặc dạng sợi phân nhánh. d. Bó sợi nấm Synnema Do các sợi nấm bện lại tạo thành bó các sợi nấm xếp song song. Bó sợi nấm .