Tham khảo tài liệu 'quản lý chât lượng: chương 7 quản trị chất lượng đồng bộ (total quality management - tqm)', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | CHƯƠNG 7 QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ Total Quality Management - TQM I. KHÁI NIỆM . Hai xu hướng quản lý chất lượng . TOP Trong sản xuất quản lý chất lượng từ lâu đã trở thành một bộ phận của hệ thống quản lý là một công cụ giúp nhà sản xuất kiểm tra kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Nhưng do những đặc điểm nhận thức quan niệm ở mỗi nước khác nhau dẫn đến phương pháp quản lý chất lượng có những đặc trưng và hiệu quả khác nhau. Tiêu biểu là hai xu hướng hai cách tiếp cận về quản lý chất lượng của Nhật Bản Mỹ và Tây Âu. Xu hướng thứ nhất Xuất phát từ quan điểm coi vấn đề chất lượng sản phẩm là những vấn đề kỹ thuật phụ thuộc vào các tiêu chuẩn các yêu cầu kỹ thuật do những yếu tố về nguyên vật liệu máy móc thiết bị công định cho nên để quản lý chất lượng người ta dựa vào các phương pháp kiểm tra bằng thống kê SQC- Statisticall Quality Control và áp dụng các thiết bị kiểm tra tự động trong và sau sản xuất. Để làm cơ sở cho việc đối chiếu so sánh người ta xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm thống nhất phương pháp thử. Sau đó tiến hành kiểm tra mức độ phù hợp của sản phẩm so với các tiêu chuẩn hoặc các yêu cầu kỹ thuật đề ra. Trên cơ sở các kết quả kiểm tra đó sẽ chấp nhận hay loại bỏ những sản phẩm đạt và không đạt yêu cầu. Theo xu hướng này hình thành các phương pháp quản lý chất lượng như QC Quality Control Kiểm tra chất lượng sản phẩm KCS và Kiểm tra chất lượng toàn diện TQC Total Quality Control . Trong hệ thống sản xuất có những người được đào tạo riêng để thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm - Nhân viên KCS được chuyên môn hóa và làm việc độc lập. Muốn nâng cao chất lượng ngưới ta nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn với những yêu cầu cao hơn hay sẽ tổ chức kiểm tra nghiêm ngặt hơn. Như vậy trong hệ thống này việc làm ra chất lượng và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi hai bộ phận khác nhau công việc quản lý chất lượng chỉ dành riêng cho các chuyên viên chất lượng các nhà quản lý. Chất lượng được đánh giá thông