BÀI TẬP CHƯƠNG 3 1. Giải thích theo quan điểm Kossel – Lewis sự hình thành các liên kết trong phân tử dưới đây xuất phát từ các nguyên tử: a/ CaCl2, Na2O b/ NH3, CO2, C2H2 Xác định hóa trị từng nguyên | BÀI TẬP CHƯƠNG 3 1. Giải thích theo quan điểm Kossel – Lewis sự hình thành các liên kết trong phân tử dưới đây xuất phát từ các nguyên tử: a/ CaCl2, Na2O b/ NH3, CO2, C2H2 Xác định hóa trị từng nguyên tố trong mỗi trường hợp. 2. Hãy cho biết trong các phân tử sau, liên kết nào là liên kết ion, liên kết cộng hóa trị: KF, HF, PCl5, SO2, CaCl2, NH4Cl. Vì sao? 3. Viết công thức cấu tạo Lewis cho các ion và phân tử sau: , , CS2, NF3 4. Trong phân tử HNO3 có một liên kết cộng hóa trị được tạo thành bằng cách “cho-nhận”. Giải thích sự tạo thành liên kết đó. 5. Tính biến thiên năng lượng cho từng quá trình sau: a/ Li(k) + I(k) → Li+(k) + I-(k) b/ Na(k) + F(k) → Na+(k) + F-(k) c/ K(k) + Cl(k) → K+(k) + Cl-(k) Biết: Năng lượng ion hóa: Li(k) - e → Li+(k) I1 = 520kJ Na(k) - e → Na+(k) I1 = 495,9kJ K(k) - e → K+(k) I1 = 418,7kJ Ái lực electron: I(k) + e → I-(k) E = 295kJ F(k) + e → F-(k) E = 328kJ Cl(k) + e → Cl-(k) E = 349kJ 6. Từ các dữ kiện: NH3(k) → NH2(k) + H(k) = 435kJ NH2(k) → NH(k) + H(k) = 381kJ NH(k) → N(k) + H(k) = 360kJ Tính năng lượng liên kết trung bình của liên kết N-H 7. Xếp các liên kết sau đây theo trật tự mức độ phân cực tăng dần: B-Cl, Na-Cl, Ca-Cl, Be-Cl. 8. Xếp các phân tử sau đây theo chiều tăng của momen lưỡng cực phân tử: BF3, H2S, H2O. 9. Mômen lưỡng cực của phân tử SO2 bằng 5, và của CO2 bằng 0. Nêu nhận xét hình học của hai phân tử trên. 10. Ba phân tử HCl, HBr và HI có đặc điểm: Liên kết Độ dài (pm) Momen lưỡng cực (D) HCl HBr HI 127 142 161 1,03 0,79 0,38 Tính % đặc tính ion của mỗi liên kết. Biết 1pm = 10-12m và 1D = 3,