Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với hơn 220 quốc gia và các tổ chức trên thế giới về nhiều mặt: Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo đã tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như : hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ. | Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì mức độ cạnh tranh hàng hóa trên thị trường thế giới là vô cùng khốc liệt. Các doanh nghiệp của Việt Nam để có thể cạnh tranh và có chỗ đứng trên thị trường thế giới thì sản phẩm không chỉ đảm bảo đáp ứng đủ về chất lượng mà còn phải có khả năng cạnh tranh về giá. Để làm được điều này thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất mà còn phải tích cực nâng cao, đào tạo trình độ đội ngũ lao động của mình, để nâng cao năng xuất lao động để có thể giảm giá thành sản phẩm. Không chỉ bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực cố gắng mà các cơ quan quản lý nhà nước, các ban ngành có liên quan cũng cần phải nghiên cứu và xem xét thật kỹ lưỡng thị trường bên ngoài thế giới để đưa ra các chiến lược và chính sách xuất khẩu cụ thể, định hướng xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời cũng cần phải hỗ trợ và tạo môi trường thông thoáng thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu có thể dễ dàng cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường thế giới.