Đầu tư là sử dụng mọi nguồn lực tài chính , nguồn lực vật chất , nguồn lực lao động và trí tuệ ở hiện tại vào một họat động nào đó nhằm mục tiêu nào đó để đem lại lợi ích cho người sử dụng nguồn lực như duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội , tạo việc làm, lợi nhuận, nguồn thu cho nhà nước . | Giai đoạn 2000 – 2006 là giai đoạn phục hồi của nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Trong giai đoạn này, cơ cấu vốn FDI đăng ký theo đối tác cũng có nhiều thay đổi. Năm 2000, vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu là từ châu Âu, chiếm 36,6% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Vốn FDI từ các nước ASEAN vẫn tiếp tục giảm sút, chiếm 2,4% tổng vốn đăng ký. Tuy nhiên vốn từ các nước Đông Á vào Việt Nam lại tăng lên rõ rệt, chiếm tới 22,4% tổng vốn đăng ký. Năm 2001, vốn FDI từ các nước châu Âu, châu Mỹ và Đông á tiếp tục tăng mạnh, chiếm 44,5%; 4,6% và 28,7% tổng vốn đăng ký mới. Vốn FDI từ các nước ASEAN dần hồi phục, chiếm tới 13,7% tổng vốn đầu tư vào Việt nam. Trong 2 năm 2002 – 2003, vốn FDI từ châu Âu tiếp tục giảm xuống, còn 80 triệu USD năm 2002 và 73 triệu USD năm 2003 (so với mức gần triệu năm 2001). Vốn FDI từ các nước ASEAN cũng giảm sút, nhưng khu vực Đông Á lại tích cực đầu tư vào Việt Nam, trở thành các chủ đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, đặc biệt là 4 nước Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đến hết năm 2004, châu Á vẫn là các chủ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, chiếm 67,8% tổng vốn đăng ký, châu Âu chiếm 11,2% tổng vốn đăng ký và châu Mỹ chiếm 8% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam.