Tài liệu tham khảo môn "tư pháp quốc tế"của tư pháp quốc tế thoả thuận xây dựng nên và đảm bảo thi hành trên cơ sở tự nguyện, binh đẳng để điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể đó với nhau nhằm duy trì sự ổn định. | Hai nội dung nêu trên được các nhà luật học phương tây đề cập dưới cái tên Immunity From Execution (IFE). Tuy nhiên, ngay cả khi thuyết chức năng thịnh hành, được nhiều nước tiếp cận thì khác với IFJ, IFE vẫn được coi là tuyệt đối như là một thành trì cuối cùng của QMTTPQG. Nguyên nhân chính của sự khác biệt này nằm ở chỗ các biện pháp thi hành án và đảm bảo sơ bộ vụ kiện có tính chất xâm phạm nhiều hơn so với quyền xét xử. Hơn nữa có một xu hướng chung là nếu việc xác định quốc gia có được hưởng IFJ hay không thường căn cứ vào việc xác định hành vi theo thuyết bản chất thì việc xác định các tài sản có được tịch thu, kê biên để thi hành án hoặc đảm bảo sơ bộ trình tự vụ kiện hay không thì lại thường căn cứ và việc xác định tài sản theo thuyết mục đích. Chính vì vậy, trong một số phán quyết của Toà án các nước Châu âu có một số thuật ngữ cho thấy sự “không thừa nhận IFE” như Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, một số nước cho rằng IFE có mối quan hệ chặt chẽ và là hệ quả tất yếu của IFJ và những trường hợp không được hưởng IFJ do vậy cũng tất yếu không được hưởng IFE.