ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẠNG SƠN NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN SINH HỌC 12

Câu 1: ( 2 điểm ) a) Bằng cách nào có thể chứng minh trong quá trình quang hợp nước sinh ra ở pha tối? b) Tại sao để tổng hợp một phân tử glucôzơ, thực vật C4 và thực vật CAM cần nhiều ATP hơn so với thực vật C3? | TRƯỜNG THPT VĂN QUAN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẠNG SƠN NĂM HỌC 2011 – 2012 ----------------- ----------------------------- ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 07/10/2011 (Đề thi gồm 2 trang và có 10 câu) Câu 1: ( 2 điểm ) a) Bằng cách nào có thể chứng minh trong quá trình quang hợp nước sinh ra ở pha tối? b) Tại sao để tổng hợp một phân tử glucôzơ, thực vật C4 và thực vật CAM cần nhiều ATP hơn so với thực vật C3? Câu 2: ( 2 điểm ) Động lực vận chuyển các chất trong mạch gỗ (xilem) và mạch rây (phloem) ở cây thân gỗ khác nhau như thế nào? Tại sao mạch rây phải là các tế bào sống, còn mạch gỗ thì không? Câu 3: ( 1 điểm ) a. Tên virut gây bệnh cúm A như H1N1, H3N2, H5N1 có ý nghĩa như thế nào? b. Etanol (nồng độ 70%) và penicilin đều được dùng để diệt khuẩn trong y tế. Hãy giải thích vì sao vi khuẩn khó biến đổi để chống được etanol nhưng lại có thể biến đổi chống được penicilin. Câu 4: ( 2 điểm ) Hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật bậc cao diễn ra như thế nào? Câu 5: ( điểm ) Nguyên nhân nào chi phối sự đóng mở lỗ khí? Trình bày cơ chế điều hoà sự đóng mở lỗ khí? Các tác nhân ảnh hưởng đến sự trương nước và mất nước Câu 6: ( 1 điểm ) Trong nuôi cấy mô thực vật, người ta thường dùng chủ yếu hai nhóm hoocmôn nào? Tác dụng sinh học chính của chúng trong nuôi cấy mô thực vật là gì ? Câu 7: ( điểm ) Trong tế bào có rất nhiều gen, song ở mỗi thời điểm chỉ có một số gen hoạt động, phần lớn các gen còn lại bất hoạt. Vậy cơ chế nào giúp thực hiện quá trình này? Trình bày cơ chế đó và nêu ý nghĩa của nó? Câu 8: ( 2 điểm ) trong một quần thể gen thứ nhất gồm 2 alen, nằm trên cặp NST thứ nhất. Gen thứ 2 gồm 3 alen, nằm trên cặp NST thứ hai. Gen thứ ba gồm 4 alen, nằm trên cặp NST khác. a. Có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể ? b. Nếu như mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và ở cặp gen thứ nhất trội lặn không hoàn toàn thì tỷ lệ phân tính kiểu hình ở đời con sẽ như thế nào khi lai giữa hai cơ thể có kiểu gen AaBbDd x AabbDd. 2. Xét kiểu gen Ab/aB của một cơ thể, nếu biết trong quá trình giảm phân đã có 5% số tế bào xảy ra trao đổi đoạn tại một điểm và có hoán vị gen. Xác định tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra? Câu 9: ( điểm) W là gen trội quy định chuột đi bình thường. w là gen lặn quy định chuột nhảy van (chuột đi lòng vòng) ; cặp alen này nằm trên NST thường. Người ta thực hiện hai phép lai và thu được kết quả sau : Phép lai 1 : P1 ♀Chuột đi bình thường x ♂ Chuột bình thường. F1-1 xuất hiện 75% chuột bình thường. 25% chuột nhảy van. Phép lai 2 : P2 ♀ Chuột đi bình thường x ♂ Chuột nhảy van. F1-2 trong tất cả các lứa, xuất hiện hầu hết chuột đi bình thường nhưng trong đó có một con nhảy van. 1. Hãy giải thích kết quả của hai phép lai trên? 2. Làm thế nào để nhận biết nguyên nhân xuất hiện 1 con chuột nhảy van ở phép lai 2. Câu 10: ( điểm ) Ở cừu, kiểu gen AA(có sừng), aa(không sừng), ở trạng thái dị hợp (Aa) cừu đực có sừng, cừu cái không sừng. a. Tại sao tỉ lệ cừu đực có sừng nhiều hơn cừu cái? b. Nếu lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng thì ở đời con F1, F2 tỉ lệ kiểu hình ở mỗi giới như thế nào? ----------------- Hết ----------------- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
29    94    2    04-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.