Độ hao mòn các chi tiết ĐCĐT tàu quân sự hệ thống kiểm tra và sửa chữa định kỳh . Các nguyên nhân và các tính chất gây hao mòn của các chi tiết trong ĐCĐT Trạng thái kỹ thuật của động cơ trong quá trình khai thác do sự mòn nên dần dần bị thay đổi: công suất bị giảm, tiêu hao nhiên liệu và dầu nhờn tăng lên, mức ồn và độ rung động tăng. | Chương 13 Độ hao mòn các chi tiết ĐCĐT tàu quân sự hệ thống kiểm tra và sửa chữa định kỳh . Các nguyên nhân và các tính chất gây hao mòn của các chi tiết trong ĐCĐT Trạng thái kỹ thuật của động cơ trong quá trình khai thác do sự mòn nên dần dần bị thay đổi công suất bị giảm tiêu hao nhiên liệu và dầu nhờn tăng lên mức ồn và độ rung động tăng. Thường thường sự hao mòn của các chi tiết động cơ mang đặc tính quy luật. Cần hiểu biết các quy luật này để tổ chức khai thác sửa chữa kỹ thuật thành thạo và nâng cao tuổi thọ của động cơ. Sự hao mòn là quá trình thay đổi dần dần các kích thước độ kín trọng lượng và các tính chất của vật liệu các chi tiết dẫn đến giảm các chất lượng khai thác của động cơ. Khi khai thác thuần thục thì cường độ mòn không vượt quá các giới hạn đã xác lập. Sai lệch bất kỳ khỏi các điều kiện khai thác định mức ví dụ sự quá tải đều gây gia tăng độ mòn của động cơ. Dựa vào các nguyên nhân phát sinh người ta phân chia thành mòn cơ học mòn do ăn mòn và mòn xâm thực. 1. Mòn cơ học Mòn cơ học xảy ra do ma sát của các bề mặt tiếp xúc và là sự kết hợp các hiện tượng mòn cơ học - phân tử cơ học - ăn mòn và mài mòn. a. Mòn cơ học - phân tử Mòn cơ học - phân tử xuất hiện dưới tác dụng của các lực tác dụng tương hỗ phân tử của vật liệu ở các mặt ma sát kết quả là xảy ra dứt đứt các phần tử chuyển vật liệu của một chi tiết lên bề mặt và vào trong vật liệu chi tiết khác. b. Mòn cơ học - ăn mòn Mòn cơ học - ăn mòn xảy ra do ôxi hoá các bề mặt làm việc bằng ôxi không khí bằng các thành phần hoạt tính của các sản vật cháy và bằng các axit có trong nhiên liệu và dầu bôi trơn cũng như do sự phá huỷ tiếp theo các màng ôxít đã được tạo ra dưới tác dụng của lực ma sát. Sự mài mòn xảy ra do kết quả các sản vật mài mòn lọt vào giữa các bề mặt làm việc do sự cốc hoá dầu cặn bẩn cáu than . Tất cả các chi tiết làm việc trong động cơ chịu mòn cơ học các xéc măng các xy lanh các ổ các ống dẫn hướng các xu páp . 2. Ấn mòn ăn mòn xuất hiện do tương tác hoá học hay điện