Danh nhân lịch sử: Dương Quảng Hàm

Dương Quảng Hàm hiệu là Hải Lượng, quê làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang. Ông sinh ngày 14 tháng 7 năm 1898 trong một gia đình có truyền thống nho học. Cụ nội là Dương Duy Thanh (1804-1861), từng làm đốc học Hà Nội. Thân phụ là Dương Trọng Phổ, anh cả là Dương Bá Trạc, một trong những người sáng lập lên Đông Kinh nghĩa thục, trường học cách mạng đầu tiên của thành phố Hà Nội, em là Dương Tụ Quán, đều là những danh sĩ có tiếng đương thời. Ngay từ nhỏ Dương. | Dương Quảng Hàm Sinh 14 07 1898 Sinh 14 07 1898 Dương Quảng Hàm hiệu là Hải Lượng quê làng Phú Thị xã Mễ Sở huyện Văn Giang. Ông sinh ngày 14 tháng 7 năm 1898 trong một gia đình có truyền thống nho học. Cụ nội là Dương Duy Thanh 1804-1861 từng làm đốc học Hà Nội. Thân phụ là Dương Trọng Phổ anh cả là Dương Bá Trạc một trong những người sáng lập lên Đông Kinh nghĩa thục trường học cách mạng đầu tiên của thành phố Hà Nội em là Dương Tụ Quán đều là những danh sĩ có tiếng đương thời. Ngay từ nhỏ Dương Quảng Hàm đã sớm bộc lộ tư chất thông minh đĩnh ngộ. Tuy chuyển sang Tây học sớm song ông đã kịp tiếp thu một số vốn nho học của cha anh cái vốn ban đầu đó chính là nền tảng để sau này ông trở thành một người uyên bác về Hán học. Năm 1920 ông tốt nghiệp thủ khoa trường Cao đẳng Sư phạm với tiểu luận Khổng Tử và học thuyết Khổng Mạnh trong nền giáo dục cũ . Sau khi tốt nghiệp ông về làm giáo viên trường Bưởi tiền thân của trường Chu Văn An ngày nay là trường trung học nổi tiếng thời Pháp và ở đó cho đến ngày toàn quốc kháng chiến 1946 . Thời gian đầu ông dạy sử - địa tiếng Việt tiếng Pháp bậc cao đẳng tiểu học. Cách mạng Tháng Tám thành công ông được bổ nhiệm làm thanh tra trung học rồi hiệu trưởng trường Chu Văn An. Cùng với nhiều giáo viên giáo sư khác giáo sư Dương Quảng Hàm đã đem hết nhiệt tình tài đức để góp phần xây dựng một nhà trường cách mạng mới một nền giáo dục dân chủ mới. Là lớp giáo sư đầu tiên được đào tạo có hệ thống và cũng là lớp người đầu tiên tiếp cận với khoa học giáo dục Pháp với cách giảng dạy mới cho nên ngoài giờ giảng dạy ông còn vận dụng vốn tri thức nho học và tân học đi sâu nghiên cứu kho tàng văn học Việt Nam theo phương pháp khoa học. Khi sưu tầm nghiên cứu văn học ông quan tâm đến nhiều vấn đề văn hóa lịch sử học thuật có liên quan. Hơn 20 năm từ 1920 - 1945 Dương Quảng Hàm đã làm việc không mệt mỏi vừa giảng dạy vừa viết sách giáo khoa cho nhà trường từ bậc tiểu học đến bậc trung học vừa bằng tiếng Pháp vừa bằng tiếng Việt như các sách .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.