VNSW xin trân trọng giới thiệu bài viết “Phân tích chức năng trong nghiên cứu xã hội” của tác giả Bùi Thế Cường. Bài viết này đưa ra một trình bày tóm tắt về lịch sử của phương pháp phân tích chức năng trong xã hội học, đề cập theo trình tự thời gian một số khuynh hướng và tác giả chính. Đây là một chuyên đề trong Đề tài “Các vấn đề xã hội và môi trường của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001-2005) | Định đề thứ ba liên quan đến tính tất yếu không thể tránh khỏi: thứ nhất, các hệ thống xã hội có những đòi hỏi hoặc nhu cầu nhất thiết phải được đáp ứng; thứ hai, có những cấu trúc cơ bản mang tính tất yếu để đáp ứng những chức năng tất yếu. Merton đồng ý với khía cạnh đầu tiên của định đề này, nhưng ông cho rằng việc phân tích các đòi hỏi/nhu cầu mang tính chức năng phải đứng vững trên cơ sở thực nghiệm đối với những hệ thống cụ thể, cần tránh chiều hướng đi ngược từ những giả định trừu tượng có thể áp dụng cho mọi hệ thống, mọi trường hợp. Đối với khía cạnh thứ hai của định đề, Merton cho rằng bằng chứng thực nghiệm hoàn toàn không xác nhận như thế. Có những cấu trúc khác hẳn nhau có thể đáp ứng cho cùng một đòi hỏi/nhu cầu chức năng trong những hệ thống giống nhau hoặc rất khác nhau. Vì vậy, phân tích chức năng phải tính đến những kiểu loại khác nhau mà Merton gọi là “những thế lựa chọn chức năng khác” (functional alternatives), “những ngang giá về chức năng” (functional equivalents), “những thay thế chức năng” (functional substitutes) trong một hệ thống.