Thư gửi bố!

Khi mấy thằng bạn cùng phòng đi chơi hết, con ngồi ở nhà. Con ngồi với bốn bức tường, với chiếc máy vi tính second hand mệt mỏi, với chính sự trống vắng trong lòng của thời mới lớn. | Thư gửi bố Đặng Vân Khi mấy thằng bạn cùng phòng đi chơi hết con ngồi ở nhà. Con ngồi với bốn bức tường với chiếc máy vi tính second hand mệt mỏi với chính sự trống vắng trong lòng của thời mới lớn. Con mới hiểu rằng suy cho đến kiệt cùng bố và con là hai thế hệ. Hai thế hệ cách nhau thêm vài thế hệ nữa. Bố mải toan tính việc đời con mê việc vui chơi ngông cuồng. Hai bố con mình cứ mải miết đi theo hai dòng chảy của thế hệ mình bố mang trên vai một gánh vác trách nhiệm và bổn phận còn con mang một phi thuyền mơ ước trên đôi tay và lúc nào con cũng ước mình có cánh để bay. Con nhớ như in cái ngày con thi trượt đại học. Con đi lang thang trên cánh đồng trước nhà. Con phóng xe vào thành phố ném mình vào mấy quán games thâu đêm. Bố đi tìm con. Bố tát con giữa lòng thành phố. Hôm ấy có cả những ngọn đèn đường chúng cháy man dại một màu vàng sậm. Bố gầm lên Tại sao mày điên loạn đến thế nhỉ. Mà sao mày không khóc lên nhỉ . Tại sao bố lại đòi hỏi một thằng con trai khóc cho dù cái đau đớn đáng khóc đến thế nào đi nữa. Lúc ấy con nghĩ chắc bố muốn con thành một chàng trai hiền lành trong truyện ngắn Những trái tim nhút nhát của Pauxtopxki. Nhưng con không thể say mê như chàng trai ấy thời của con khác với thời của họ. Con cũng có thể nghe lời cũng có thể làm phi công có thể sẵn sàng hy sinh anh dũng cho quê mình. Đó là một lý tưởng cao đẹp. Nhưng không phải cứ nhất thiết phải theo nhịp ước mơ như thế. Con có ước mơ của con con sống cuộc đời của con. Giá như hôm ấy bố nói Thôi nào chàng trai con bỏ bản lĩnh của mình đâu rồi. . Chỉ cần bố nói một câu như thế con sẽ trở về con sẽ bình thản sống. Nhưng bố không làm được điều đó. Bố cho rằng con là đứa ngông cuồng xốc nổi con ham hố và ích kỷ cứ dựa dẫm vào cái mác tuổi trẻ để ích kỷ hết ngày này sang tháng khác. Bố không hiểu nổi con lao vào thành phố để làm gì. Có gì hay ho ở đó. Cũng như con không bao giờ con có thể hiểu những câu chuyện xưa cũ của bố bên ấm trà với mấy ông bạn già con không hiểu những chuyến đi dài ngày .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.