Tham khảo tài liệu 'văn bản và liên kết trong tiếng việt part 10', khoa học xã hội, ngôn ngữ học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Có hai cách sắp xếp trình bày phần đề phần thuyết trong những câu đứng nối tiếp nhau nằm trong một đoạn văn hay giữa những đoạn vãn nối tiếp nhau chẳng hạn sắp xếp theo lối móc xích và sắp xếp theo lối song hành. Khi xem xét quan hệ móc xích song hành đê - thuyết giữa hai câu khồng cần quan tâm đến cấu trúc cú pháp cụ thể của hai câu đó. Chẳng hạn như trong mối quan hệ móc xích yếu tố của phần đề của câu sau không nhất thiết phải phù hợp với động từ thành tố cú pháp chính trong phần thuyết của câu đứng trước mà chỉ cần phù hợp với một yếu tô nào đó như bổ ngữ trạng ngữ của từ . nằm trong phần thuyết của cầu đứng trước đó. Bởi vì như đã nói quan hệ đề - thuyết không đổng nhất với cấu trúc cú pháp của câu. Đồng thời cũng có thể tính đến những cấu trúc vượt ra ngoài giới hạn của câu đơn. - Sắp xếp theo lối móc xích đề - thuyết là cách sắp xếp phần đề của câu dứng sau có chứa những từ ngữ nẳm ở phẩn thuyết của câu đứng trước làm cho hai phần ấy như là móc vào nhau về phương diện liên kết ở đây thường gặp phương thức lặp từ vựng . Ví dụ Chủng ta đã thắng trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đó ìà nhờ các tiên liệt Trần Phú Mình Khai Hoàng Văn Thụ và nhiều cán bộ khác đã oanh liệt hi sinh cho giai cáp cho nhân dán. Sự hi sinh cao cả của các tiên liệt đã soi đường cho đồng bào ta đoàn kết đấu tranh thành một lực lượng tất thắng. Hồ Chí Minh Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tàng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản xuất tốt thì phải có kĩ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kĩ thuật thì phải có văn hoá. Vì vậy công việc bổ tác văn hoá là cực kì cần thiết. HỒ Chí Minh 225 Ngược lại Thanh Tâm Tài Nhân đã mìéu tả cụ thể những cực hình kinh khủng của pháp ỉí xưa kia. Và trong sự trừng phạt khốc liệt ấy Thuý Kiểu đóng một vai trò chủ động tích cực Đặng Thanh Lê - Sắp xếp theo lối song hành đề - thuyết là cách sắp xếp phần đề và phần thuyết của câu này sóng đôi với phần để và phần thuyết của câu hữu quan khác. Nói cách khác ở đây có hiện tượng tương tự vê cấu tạo của các .