Tham khảo tài liệu 'việt sử giai thoại tập 3 part 9', khoa học xã hội, lịch sử văn hoá phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Hai chàng cảm ơn sâu nặng mà chăm chỉ học hành. Đến khi thi. cả hai đều đỗ Thái học sinh tức Tiến sĩ - ND . Thượng hoàng đây chí Trần Nghệ Tông - ND nói Bọn chúng có vợ giàu sang như thê là kẻ dưới mà dám phạm thượng. Triều đình nghe vậy bèn bỏ không dùng. Sau Hán Anh làm quan cho nhà Hồ đến chức chuyển vận sứ ứng Long cũng được nhà Hồ cất nhắc sử dụng đổi tên là Nguyễn Phi Khanh . Người kế chuyện xin có mấy chú thích nhỏ. Một là về thời gian chuyện này xảy ra trước ngày Trần Nguyên Đán về Côn Sơn Hải Dương trí sì tức là trước năm Ât Sửu 1385 . Hai là trong chuyện Trần Nguyên Đán có nhắc đến Tương Như và Văn Quân. Tương Như ở đây là Tư Mã Tương Như người Trung Quốc đời Hán Cảnh Đế làm quan vũ kị thường thị hay dùng tiếng đàn để mê hoặc người thiếu phụ góa bụa là nàng Trác Văn Quân con gái yêu cứa Trác Vương Tôn . Sau hai người lấy nhau. Tương Như nhờ Trác Vương Tôn giúp đỡ mà trở nên giàu có được làm quan tới chức hiếu văn viên lệnh rất nối tiếng về tài văn chương. Ba là người con của Nguyễn ứng Long và Trần Thị Thái chính là Nguyễn Trãi vị anh hùng dân tộc người được xếp vào hàng danh nhân văn hóa của nhân loại được cả thế giới long trọng kỉ niệm 600 năm ngày sinh vào năm 1980. 70 - Sự MẪN CẢM CỦA GIA TỪ HOÀNG HẬU ia Từ Hoàng hậu vốn người họ Lê là em họ của Hồ Quý Ly. Năm Quý Sửu 1373 bà được vua Trần Duệ Tông sách phong làm Hoàng hậu. Đến năm Đinh Tị 1377 Duệ Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành thua trận chết trong dám loạn quân. Được tin này bà Gia Từ Hoàng hậu liền cắt tóc đi tu còn Thượng hoàng Trần Nghệ Tông thì quyết định lập con trưởng của Duệ Tông là Thái tử Hiện lên ngôi Hoàng đế. Đó là vua Trần Phê Đê 1377 - 96 1388 . Thái từ Hiện lúc này mới được 16 tuổi tài chưa đủ để cứu vàn cơ nghiệp đê vương họ Trần đang trên đà sụp đồ. Biết rõ điều đó bà Gia Từ liền hết lời can ngăn than khóc van xin Thượng hoàng Trần Nghệ Tông đừng đưa con bà lên ngôi nhưng Thượng hoàng không nghe. Sách Đại Việt sử kí toàn thư bản kỉ quyển 8 tờ 13 a chép rằng Hậu từ chối không được