Công tác xã hội với trẻ em và gia đình là một bộ phận trong ngành công tác xã hội chuyên nghiệp. Nó được hình thành trong bối cảnh mạng lưới phát triển của hệ thống an sinh xã hội nói chung và an sinh nhi đồng và gia đình nói riêng. Môn học bao gồm các nội dung chính như: Phần 1: Khái niệm và sự hình thành công tác xã hội với trẻ em và gia đình, phần 2: Bối cảnh công tác xã hội với trẻ em, phần 3: Tiến trình phát triển tuổi thơ, phần 4: Trẻ em, gia đình và các nhu cầu đặc biệt, phần 5: Công tác xã hội với gia đình, phần 6: Tiến trình công tác xã hội với trẻ em và gia đình. . | PHẦN III TIẾN TRÌNH PHÁT TRIẺN TUỔI THƠ 1. Sự phát triển của trẻ em là gì Khi nhân viên xã hội quan sát nói chuyện lắng nghe hay chơi đùa với trẻ em họ cần có kiến thức và kỹ năng để xem xét tiến trình phát triển tuổi thơ và đặc biệt là nhìn rõ những thay đổi riêng biệt ở trẻ em về thế giới của chúng. Đứa trẻ phải được xem như một tác nhân trong đời sống của riêng trẻ hơn là một người thụ hưởng thụ động sự chăm sóc của cha mẹ. Từ lúc sinh ra đứa trẻ cố gắng hiểu biết về thế giới xung quanh và xây dựng cho mình một mô hình để hiểu và đáp ứng với những sự kiện và các mối quan hệ. Nhân viên xã hội cần tìm hiểu liên tục kinh nghiệm của đứa trẻ. Nó có ý nghĩa gì đối với trẻ Trẻ em không chỉ có quyền mà còn có nhu cầu tình cảm và tâm lý cần được đối xử như một con người hơn là một đối tượng của sự quan tâm. Để nhân viên xã hội hiểu được những kinh nghiệm của trẻ và khuyến khích chúng bày tỏ ước muốn và tình cảm của chúng có hiệu quả nhất thì họ cần phải hiểu quan điểm của đứa trẻ về thế giới trong một bối cảnh phát triển. Nhân viên xã hội trong mọi lĩnh vực làm việc trực tiếp với trẻ em đều cần có khả năng để hiểu sự hiểu biết của trẻ về thế giới của chúng. Bản chất của sự hiểu biết của trẻ có liên quan tới tuổi tác giai đoạn phát triển kinh nghiệm và gia đình trong bối cảnh xã hội của thế giới đứa trẻ. Đối với nhân viên xã hội tuổi tác và giai đoạn phát triển của đứa trẻ sẽ ảnh hưởng đến tính chất công việc mà mình phải thực hiện. Với trẻ em còn bé nhân viên xã hội sẽ học nhìn thế giới qua cặp mắt đặc biệt của trẻ bằng cách quan sát trực tiếp và thu thập thông tin về hành vi của trẻ. Khi trẻ em lớn hơn chúng sẽ tiếp tục trao đổi qua hoạt động vui chơi vẽ nói viết. Nhân viên xã hội D ựa theo Social Work with children c ủa Marian Brandon Gillian Schofield v à Liz Trinder Mac. Press LTD 1998 cần đặt tất cả những trao đổi này trong bối cảnh phát triển của đứa trẻ. Như vậy nhân viên xã hội bắt đầu bằng cách xem xét một số cách định nghĩa về sự phát triển trước khi tìm hiểu .