Công tác xã hội với trẻ em và gia đình - Phần 7

Công tác xã hội với trẻ em và gia đình là một bộ phận trong ngành công tác xã hội chuyên nghiệp. Nó được hình thành trong bối cảnh mạng lưới phát triển của hệ thống an sinh xã hội nói chung và an sinh nhi đồng và gia đình nói riêng. Môn học bao gồm các nội dung chính như: Phần 1: Khái niệm và sự hình thành công tác xã hội với trẻ em và gia đình, phần 2: Bối cảnh công tác xã hội với trẻ em, phần 3: Tiến trình phát triển tuổi thơ, phần 4: Trẻ em, gia đình và các nhu cầu đặc biệt, phần 5: Công tác xã hội với gia đình, phần 6: Tiến trình công tác xã hội với trẻ em và gia đình. . | KẾT LUẬN Vai trò của nhân viên xã hội là huy động nguồn lực nhằm giúp đỡ gia đình thực hiện vai trò trong khả năng hạn chế của họ. Công việc này đòi hỏi phải có những kỹ năng nghiệp vụ đặc biệt. Đó là mối quan hệ giúp đỡ hay phục vụ đặc biệt vì sự hiểu biết của nhân viên xã hội phải gắn liền với biết cách làm. Nhân viên xã hội cần phát huy cao nhất khả năng có mặt của người mẹ bên cạnh đứa trẻ đang có những đòi hỏi cũng như những người được cha mẹ giao trông nom trong một thời gian khi cha mẹ không thể thực hiện vai trò cha mẹ. Nhân viên xã hội chịu trách nhiệm xác định những rối loạn của đứa trẻ của cha mẹ cũng như đánh giá được khả năng cùng với những hạn chế của họ. Trong quá trình công việc này nhân viên xã hội phải làm việc bằng các giác quan bằng trực giác bằng quan sát cá nhân với quá trình bản thân sự hiểu biết và kinh nghiệm trong quá trình nghề nghiệp về nhận thức vấn đề. tất cả các mối quan hệ có được với bất kỳ đứa trẻ nào đều gợi lại cho nhân viên xã hội hình ảnh của mình lúc còn thơ ấu với ký ức về khó khăn thuận lợi như mong muốn có sự khắc phục những đau khổ của đứa trẻ hiện nay mà xưa kia mình đã phải chịu đựng. Không chỉ khi làm việc với các trẻ em mà cả với các thiếu niên nhân viên xã hội đều có cảm xúc đó điều đó có nghĩa là khi l2m việc với trẻ em thì nhân viên xã hội cũng đồng thời làm việc với thời thơ ấu xa xưa của chính mình với cảm xúc khi rơi vào nghịch cảnh lúc trẻ hay do d8úa trẻ gây ra cho mình. Vì thế nhân viên xã hội rất dễ mang tính chủ quan. Do đó công việc của nhân viên xã hội là nên làm tập thể để có thể trao đổi những suy nghĩ riêng của từng người chia sẻ những giải pháp để tránh sự lạm quyền cũng như sự nản chí. Chính những suy nghĩ chủ quan đã làm nên cá tính từng người đã dẫn dắt nhân viên xã hội vào công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em và đã tạo nên sức mạnh của khả năng hóa giải các vấn đề xã hội là cái mốc để giúp trẻ em có được cái quyền được xã hội tôn trọng và bảo vệ đồng thới cũng làm cho trẻ hiểu trách nhiệm của mình .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.