Tham khảo tài liệu 'chu nghia anh hung cach mang(3)', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục II iDr Technology CHỦ NGHĨA ANH HÙNG CÁCH MẠNG TRONG HAI TÁC PHẨM RỪNG XÀ NU VÀ NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH 1. GIỚI THIỆU Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã đạt nhiều thành tựu lớn đặc biệt là trong mảng tác phẩm thể hiện phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là hai tác phẩm đã thành công trong sự khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm. NỘI DUNG Thê nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học Đó là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha căm thù giặc sâu sắc tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hòan cảnh khốc liệt qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc. 2. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện như thê nào trong hai truyện ngắn a. Về tác giả cả hai tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đều gắn bó với cuộc chiến đấu chống Mĩ là những nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa. Tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động bước vào văn học từ thực tế chiến đấu. II. 1. 1 b. Về hoàn cảnh sáng tác Hai truyện ngắn Rừng xà nu 1965 Những đứa con trong gia đình 1966 đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước khi đế quốc Mĩ đổ quân vào miền Nam nước ta dân tộc ta đứng trước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do bảo vệ quyền sống. Đó là bối cảnh lịch sử để từ đó hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng với chất sử thi đậm đà. c. Về hình tượng nhân vật của hai truyện .