1. Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhưng đó không phải là những tổ chức lộn xộn. Nếu là một từ nhiều nghĩa (đa nghĩa) thì các nghĩa đó của từ có quan hệ với nhau, được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định. Trong từng nghĩa của mỗi từ cũng vậy, chúng gốm những thành tố nhỏ hơn, có thể phân tích ra được (dưới đây sẽ gọi là các nghĩa tố – seme) và cũng được sắp xếp theo một tổ chức nào đó. Như vậy, xét cơ cấu nghĩa của từ. | Cơ câu nghĩa của từ 1. Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa nhưng đó không phải là những tổ chức lộn xộn. Nếu là một từ nhiều nghĩa đa nghĩa thì các nghĩa đó của từ có quan hệ với nhau được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định. Trong từng nghĩa của mỗi từ cũng vậy chúng gốm những thành tố nhỏ hơn có thể phân tích ra được dưới đây sẽ gọi là các nghĩa tố - seme và cũng được sắp xếp theo một tổ chức nào đó. Như vậy xét cơ cấu nghĩa của từ là ta xác định xem từ đó có bao nhiêu nghĩa mỗi nghĩa có bao nhiêu thành tố nhỏ hơn và tất cả chúng được sắp xếp trong quan hệ với nhau như thế nào. 2. Mỗi một nghĩa thường gồm một số nghĩa tố được tổ chức lại. Nghĩa tố được hiểu là một dấu hiệu logic ứng với một thuộc tính chung của sự vật hiện tượng biểu vật được đưa vào nghĩa biểu niệm. Đó cũng chính là yếu tố ngữ nghĩa chung của các từ thuộc cũng một nhóm từ hoặc riêng cho nghĩa của một từ đối lập với nghĩa của những từ khác trong cùng một nhóm 1 . Ví dụ một nghĩa của từ chân trong tiếng Việt được phân tích là bộ phận thân thể động vật ở phía dưới cùng để đỡ thân thể đứng yên hoặc vận động dời chỗ. Trong nghĩa này có ba dấu hiệu logic của sự vật ứng với ba thuộc tính chung của nó đã được đưa vào. Đó là ba nghĩa tố của một nghĩa trong từ chân. Ba nghĩa tố trên đây được phát hiện thông qua sự tập hợp và so sánh với các từ khác tay đầu vai ngực bụng lưng . Nghĩa tố bộ phận thân thể động vật chung cho mọi từ trong nhóm. Hai nghĩa tố còn lại được phát hiện thông qua so sánh với các từ trong nhóm để thấy những khác biệt trong dấu hiệu logic về vị trí chức năng của sự vật được gọi tên biểu vật . Ta có thể hình dung một tập hợp các nghĩa tố của nghĩa nghĩa cũng tương tự như một tập hợp các nét khu biệt của một âm vị vậy. Chỉ có điều ở đây các nghĩa tố nằm trong tương quan giả định lẫn nhau và thuyết minh cho nhau. Chúng quan hệ thứ tự tôn tri trong tổ chức nghĩa. Ví dụ Trong nghĩa của từ chân vừa phân tích ta có ba nghĩa tố gọi theo thứ tự là a. b. c. Tuy nhiên đó không phải là .