1. Vấn đề định nghĩa từ . Mỗi chúng ta, đã tiếp thu và nhận ra cái gọi là từ thông qua thực tiễn học tập và sử dụng ngôn ngữ. Cái khó là ở chỗ phải nên ra một định nghĩa có tính lí thuyết về từ. Cho đến nay, trong ngôn ngữ học, các định nghĩa về từ đã được đưa ra không ít. Các định nghĩa ấy, ở mặt này hay mặt kia đều đúng, nhưng đều không đủ và không bao gồm hết được tất cả các sự kiện được coi là từ trong ngôn ngữ. | Từ và cấu tạo từ phần đầu 1. Vấn đề định nghĩa từ . Mỗi chúng ta đã tiếp thu và nhận ra cái gọi là từ thông qua thực tiễn học tập và sử dụng ngôn ngữ. Cái khó là ở chỗ phải nên ra một định nghĩa có tính lí thuyết về từ. Cho đến nay trong ngôn ngữ học các định nghĩa về từ đã được đưa ra không ít. Các định nghĩa ấy ở mặt này hay mặt kia đều đúng nhưng đều không đủ và không bao gồm hết được tất cả các sự kiện được coi là từ trong ngôn ngữ và ngay cả trong một ngôn ngữ cũng vậy. Chẳng hạn Từ là một tổ hợp âm có nghĩa chăng Từ là một tổ hợp các âm phản ánh khái niệm chăng Từ là một đơn vị tiềm tàng khả năng trở thành câu chăng Từ là một kí hiệu ngôn ngữ ứng với một khái niệm chăng . Tình trạng phức tạp của việc định nghĩa từ do chính bản thân từ trong các ngôn ngữ không phải trường hợp nào cũng như nhau. Chúng có thể khác về - Kích thước vật chất - Loại nội dung được biểu thị và các biểu thị - Cách thức tổ chức trong nội bộ cấu trúc - Mối quan hệ với các đơn vị khác trong hệ thống ngôn ngữ như hình vị câu. - Năng lực và chức phận khi hoạt động trong câu nói Xét hai từ hợp tác xã và nếu trong tiếng Việt làm ví dụ ta sẽ thấy Từ thứ nhất có kích thước vật chất lớn hơn nhiều so với từ thứ hai và cấu trúc nội tại của nói cũng phức tạp hơn nhiều. Từ thứ nhất biểu thị một khái niệm có khả năng hoạt động độc lập trong câu làm được chủ ngữ bổ ngữ định ngữ. trong câu còn từ thứ hai lại không biểu thị khái niệm không có được năng lực để thể hiện những chức phận như từ thứ nhất. . Vì những lẽ đó không hiếm nhà ngôn ngữ học kể cả F. de Saussure S. Bally G. Glison. đã chối bỏ khái niệm từ hoặc nếu thừa nhận khái niệm này thì họ cũng lảng tránh việc đưa ra một khái niệm chính thức. Lại có nhà nghiên cứu xuất phát từ một lĩnh vực cụ thể nào đó đã đưa ra những định nghĩa từng mặt một như từ âm vị học từ ngữ pháp học từ chính tả từ từ điển. Dù sao từ vẫn là đơn vị tồn tại tự nhiên trong ngôn ngữ và chính nó là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ bởi vì đối với mỗi chúng ta nói như ý của