Nhu cầu mượn từ Hành động mượn từ có thể chẳng có lí do gì chính đáng, chẳng đáp ứng một nhu cầu thực sự nào về ngôn ngữ, mà nhiều khi, chỉ là biểu hiện của ý thức không tôn trọng, không nghiêm túc đối với ngôn ngữ của dân tộc. Ở đâu cũng có sự tình này. Ở ta, rõ ràng là có khi đã như như thế. Thực ra, cái cớ lúc đầu là chưa có sẵn từ trong bản ngữ để đáp ứng ngay một nội dung mới, còn có tính chất ngoại. Thí dụ, chừng. | Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ Nhu cầu mượn từ Nhu cầu mượn từ Hành động mượn từ có thể chẳng có lí do gì chính đáng chẳng đáp ứng một nhu cầu thực sự nào về ngôn ngữ mà nhiều khi chỉ là biểu hiện của ý thức không tôn trọng không nghiêm túc đối với ngôn ngữ của dân tộc. Ở đâu cũng có sự tình này. Ở ta rõ ràng là có khi đã như như thế. Thực ra cái cớ lúc đầu là chưa có sẵn từ trong bản ngữ để đáp ứng ngay một nội dung mới còn có tính chất ngoại. Thí dụ chừng nửa thế kỉ trước cái xe đạp là một trường hợp như thế và có người đã gọi nó là tự hành xa Thí dụ này đáng chú ý vì trước đây có lắm người thông tiếng Hán hễ gặp một nội dung mới từ phương Tây đến đặc biệt là khái niệm trừu tượng về văn hoá chính trị. nhưng cả khi là sự vật cụ thể cũng thế thì một mặt cự tuyệt chất liệu Pháp mặt khác cũng không chịu tìm chất liệu Việt mà sẵn sàng dùng ngay chất liệu Hán tức Hán Việt. Sự tình này như đã nói có nguyên nhân lịch sử trong quá trình tiếp xúc quá dài giữa tiếng Việt và chữ Hán tức là dạng ngôn ngữ viết của tiếng Hán được tiếp tục dùng ở Việt Nam từ khi nước ta thoát khỏi ách thống trị của Trung Hoa. Sự tình ấy đã ảnh hưởng khá rõ đến trạng thái chung của từ vựng tiếng Việt. Mặc dù thế nếu dùng lạm từ Hán Việt tức là mượn gốc Hán là vẫn gây ra phản ứng chống đối của người Việt Nam. Tự hành xa đã tự lúc đầu tỏ ra là một sự kém cỏi học giả không chấp nhận được và đã nhanh chóng bị thay thế bằng xe đạp. Từ mượn gốc Pháp cũng có thể gây ra phản ứng đó. Tủ lạnh đã được hoan nghênh để thay thế fri-gi-de. Ti vi chắc chắn rồi sẽ chịu số phận như fri-gi-de và tự hành xa thôi. Những thí dụ trên đây về sự thay thế từ mượn bằng từ Việt chứng tỏ rằng bản ngữ là một nguồn chất liệu hình thức để thay thế và xu hướng sử dụng chất liệu đó một cách triệt để và sáng tạo có ý nghĩa và tác dụng quan trọng trong sự chuẩn mực hoá bản ngữ. Tuy vậy những thí dụ như thế trong tiếng Việt còn cho thấy là tự khi mượn nó tới khi không mượn nữa tức là tới khi thay thế được từ mượn bằng bản .