Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ Tiếp nhận từ của ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ

Tiếp nhận từ của ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Chất liệu ngôn ngữ bao gồm chất liệu hình thức và chất liệu nội dung. Chất liệu nội dung là những sự vật, những khái niệm, những tư tưởng, tình cảm Những cái đó, làm nên văn hoá vật chất và tinh thần của mỗi dân tộc, không phải và không thể là do mỗi dân tộc tạo ra tất cả. Có những cái, có cả những bộ phận, do tiếp nhận tự ngoài vào mà có, và cùng với sự tiếp nhận chất liệu nội dung. | Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ Tiếp nhận từ của ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Tiếp nhận từ của ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Chất liệu ngôn ngữ bao gồm chất liệu hình thức và chất liệu nội dung. Chất liệu nội dung là những sự vật những khái niệm những tư tưởng tình cảm. Những cái đó làm nên văn hoá vật chất và tinh thần của mỗi dân tộc không phải và không thể là do mỗi dân tộc tạo ra tất cả. Có những cái có cả những bộ phận do tiếp nhận tự ngoài vào mà có và cùng với sự tiếp nhận chất liệu nội dung là sự tiếp nhận chất liệu hình thức. Đó là lí do chính vì sao trong một ngôn ngữ có thể có những từ vốn của ngoại ngữ. Yêu cầu chuẩn mực hoá thường được đặt ra chủ yếu đối với những từ này. Vì thế thiết tưởng cần phải tìm hiểu hiện tượng tiếp nhận từ của ngoại ngữ phân loại những trường hợp khác nhau mới có thể xác định giới hạn đối với yêu cầu nói trên. Sự thực tiếp nhận từ của ngoại ngữ vào bản ngữ là một quá trình và ý thức của người bản ngữ là một nhân tố rất quan trọng đối với quá trình ấy. Cho nên có thể căn cứ vào ý thức đó mà phân thành những trường hợp khác nhau. Trước tiên có thể nhận thấy hai trường hợp đối lập thành hai cực. Thứ nhất là trường hợp những từ vốn tự ngoài vào và đã đồng hoá về nội dung cũng như về hình thức tới mức người bản ngữ không còn ý thức về nguồn gốc ngoại của chúng nữa. Như vậy không còn có xung đột bản ngữ - ngoại ngữ. Thí dụ trong một câu tục ngữ tiếng Việt như coi gió bỏ buồm thì không ai trong chúng ta còn chú ý tới gốc ngoại của từ buồm khi gặp nó hay dùng nó trong câu chỉ nhà khoa học chuyên trị lịch sử tiếng Việt mới biết đến cái tiền thân xa xưa của nó trong tiếng Hán cổ cái tiền thân đó còn xưah ơn cả từ phàm là từ thuộc loại quen gọi Hán - Việt. Từ lò xo cũng là một thí dụ về từ đã đồng hoá nhưng lại là gốc ở từ ressort của tiếng Pháp. Hiện tượng đồng hoá thực đáng chú ý và cần được chú ý - như sẽ nói ở sau - ở những tiêu chuẩn mà theo đó một từ vốn của ngoại ngữ được coi là đã đồng hoá. .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.