Vài nét về lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt Sau 1945 đến trước 1990 (tt)

Trong những năm 70, 80 cũng nổi lên xu hướng hình thức hoá trong nghiên cứu cú pháp tiếng Việt, thể hiện ở một số nghiên cứu của nhà Việt ngữ người Nga Panfilov về thành phần câu tiếng Việt. Có lẽ Panfilov đã chịu ảnh hưởng từ những nghiên cứu trước đó của Jakhontov về thành phần câu tiếng Hán, mà tinh thần chủ yếu là xây dựng những thủ pháp phân xuất, nhận diện các thành phần cấu trúc trong câu một cách nghiêm ngặt. Panfilov đã xây dựng “những khái niệm xuất phát” để có thể phân. | Vài nét về lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt Sau 1945 đến trước 1990 tiếp theo Trong những năm 70 80 cũng nổi lên xu hướng hình thức hoá trong nghiên cứu cú pháp tiếng Việt thể hiện ở một số nghiên cứu của nhà Việt ngữ người Nga Panfilov về thành phần câu tiếng Việt. Có lẽ Panfilov đã chịu ảnh hưởng từ những nghiên cứu trước đó của Jakhontov về thành phần câu tiếng Hán mà tinh thần chủ yếu là xây dựng những thủ pháp phân xuất nhận diện các thành phần cấu trúc trong câu một cách nghiêm ngặt. Panfilov đã xây dựng những khái niệm xuất phát để có thể phân tích và miêu tả câu tiếng Việt một cách có hệ thống và không mâu thuẫn. Chẳng hạn tác giả đã cố gắng hình thức hoá các thao tác để xác định các quan hệ ngữ pháp trong câu phân biệt quan hệ ngữ pháp và quan hệ ngữ nghĩa xem đó là cơ sở để có thể phân tích và miêu tả đúng đắn cấu trúc của câu tiếng Việt. Theo đó trong câu Tôi khuyên anh nghỉ tác giả chỉ thừa nhận quan hệ ngữ pháp tồn tại trong các kết hợp tôi khuyên khuyên anh khuyên nghỉ . Giữa anh và nghỉ không tồn tại quan hệ ngữ pháp mặc dù quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng là rất rõ ràng Panfilov 1984 66 . Với một sự phân tích như vậy thì câu trên đây sẽ được phân tích theo mô hình thành phần câu có hai bổ ngữ là Tôi khuyên anh nghỉ C V B1 B2 Tương tự với những gì mà Jakhontov đã làm trong tiếng Hán Panfilov cũng cố gắng hình thức hoá khái niệm tính trọn vẹn xem đấy là cơ sở để xác định nòng cốt câu. Nhiều nhà ngôn ngữ học đã khẳng định rằng người bản ngữ nào cũng có cảm thức về tính trọn vẹn của câu tuy nhiên việc xác định nó một cách hiển ngôn lại không hề là một việc dễ dàng. Jakhontov và Panfilov đã định nghĩa tính trọn vẹn thông qua khái niệm tính không trọn vẹn và với cách làm đó có thể nói là các tác giả đã hình thức hoá được khái niệm tính trọn vẹn của câu một cách rất độc đáo. Cần nói thêm là Panfilov 1980 cũng như nhóm Nguyễn Tài Cẩn N. Xtankevich Bưxtrov trước đó 1975 đã đề cập đến cái gọi là cấu trúc phân đoạn thực tại hay phân đoạn thông tin khi phân .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
18    76    1    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.