1. Giai đoạn phát triển Mon-Khmer . Tính chất và thời gian tương đối Thực ra, trong quan niệm của chúng tôi đây không phải là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử phát triển riêng của tiếng Việt. Nhưng vì tiếng Việt là một ngôn ngữ có nguồn gốc Nam Á, nhánh Mon-Khmer nên để tiện cho việc theo dõi lịch sử của nó, chúng tôi tạm tách ra một giai đoạn cụ thể được gọi là giai đoạn Mon-Khmer. Tên gọi của giai đoạn lịch sử nói trên, như vậy, có nghĩa là vào thời kì này. | Các giai đoạn trong lịch sử tiếng Việt 1. Giai đoạn phát triển Mon-Khmer . Tính chất và thời gian tương đối Thực ra trong quan niệm của chúng tôi đây không phải là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử phát triển riêng của tiếng Việt. Nhưng vì tiếng Việt là một ngôn ngữ có nguồn gốc Nam Á nhánh Mon-Khmer nên để tiện cho việc theo dõi lịch sử của nó chúng tôi tạm tách ra một giai đoạn cụ thể được gọi là giai đoạn Mon-Khmer. Tên gọi của giai đoạn lịch sử nói trên như vậy có nghĩa là vào thời kì này tiếng Việt cùng với các ngôn ngữ khác của nhánh Mon-Khmer đang là một khối chung thống nhất. Sự khác biệt vào lúc này chỉ là sự khác biệt của những bộ phận có tính phương ngữ trong nội bộ nhánh Mon-Khmer để về sau chúng tách ra thành các nhóm ngôn ngữ khác nhau của nhánh Mon-Khmer thuộc họ Nam Á. Người ta giả định rằng vào thời gian này các cư dân sử dụng những ngôn ngữ thuộc giai đoạn Mon-Khmer như Việt Khmer Môn Bana Khmú thậm chí Palaung-Wa . đang là một cộng đồng có ngôn ngữ tương đối thống nhất phân bố đều khắp ở địa bàn Đông Nam Á văn hoá. Nhiều nhà nghiên cứu ước tính giai đoạn Mon-Khmer này của lịch sử tiếng Việt kết thúc muộn nhất là vào khoảng cách ngày nay 3000-4000 năm. Vào quãng thời gian giả định đó các đặc trưng vốn có của các ngôn ngữ Mon-Khmer thuộc họ Nam Á cũng chính là những đặc trưng của tiếng Việt. Đã có một vài nhà ngôn ngữ học cố gắng tái lập lại những nét ngôn ngữ cơ bản nhất của thời kì nói trên. Theo cố gắng tái lập đó giai đoạn Mon-Khmer cổ xưa này tuy là một ngôn ngữ thống nhất nhưng cũng đã có những khác biệt nội bộ mang tính phương ngữ sâu sắc. Người ta thường cho rằng đây là thời kì đã có sự phân biệt rõ nét trong khối MonKhmer thành ít nhất là khối Đông Mon-Khmer ở về phía Đông và phần còn lại của nó 1 . Khi đặt vấn đề như vậy những nhà nghiên cứu này thường cho rằng tiếng Việt về sau này nằm ở khối Đông Mon-Khmer. . Những đặc điểm chính về ngôn ngữ. Đặc điểm nổi bật nhất của khối Đông Mon-Khmer này là ngôn ngữ vẫn lưu giữ những từ có .