Khái quát về lịch sử tiếng Việt (phần 3)

3. Tiếng Việt ở giai đoạn dùng "chữ quốc ngữ" Từ đầu thế kỉ 20 về sau, tiếng Việt dần dần được dùng trong mọi thể loại văn học, mọi địa hạt văn hoá, khoa học, kĩ thuật. Nó phát triển thành ngôn ngữ văn học toàn diện(1). Đây là giai đoạn hiện đại của tiếng Việt. Ở giai đoạn này, sự phát triển của tiếng Việt diễn ra mạnh và nhanh, cùng một đà với quá trình biến đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam trải qua cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân,. | Khái quát về lịch sử tiếng Việt phần 3 3. Tiếng Việt ở giai đoạn dùng chữ quốc ngữ Từ đầu thế kỉ 20 về sau tiếng Việt dần dần được dùng trong mọi thể loại văn học mọi địa hạt văn hoá khoa học kĩ thuật. Nó phát triển thành ngôn ngữ văn học toàn diện -1- . Đây là giai đoạn hiện đại của tiếng Việt. Ở giai đoạn này sự phát triển của tiếng Việt diễn ra mạnh và nhanh cùng một đà với quá trình biến đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam trải qua cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó cũng là sự phát triển đã diễn ra với một lợi khí mới về chữ viết chữ quốc ngữ . Chữ quốc ngữ là một thứ chữ được xây dựng theo nguyên tắc ghi âm bằng chữ cái Latin2 . Loại chữ này đã được dùng phổ biến từ rất lâu ở châu Âu. Đến thế kỉ 17 một số giáo sĩ phương Tây 3 đem nguyên tắc ấy dùng vào việc ghi âm tiếng Việt tạo ra một thứ chữ thuận lợi hơn đối với mục đích truyền đạo. Điều kiện quyết định sự thanh công của việc ghi âm như vậy là cách phát âm về cơ bản giống nhau giữa các địa phương. Điều kiện ấy đã có ở thế kỉ 17. Quả vậy tiếng Việt trên toàn đất nước như chính bản thân chữ quốc ngữ của thời kì này đã ghi lại đã có tự bấy giờ một trình độ thống nhất rất cao 4 . Mấy thế kỉ tiếp theo chữ quốc ngữ chỉ có phạm vi sử dụng hạn chế trong kinh bổn đạo Thiên Chúa. Một số trí thức sớm theo đạo này và sớm có tây học nhất là từ khi thực dân Pháp chiếm Nam Kì đã ra sức cổ động cho nó. Nhưng lời hô hào của họ không được hưởng ứng rộng rãi. Đó là do ý đồ của những người trí thức ấy không đi ra ngoài khuôn khổ của toàn bộ chính sách thống trị của kẻ xâm lược. Thái độ lạnh nhạt đối với chữ quốc ngữ thay đổi kể từ khi hình thành các phong trào đấu tranh văn hoá có ý nghĩa chính trị như phong trào Đông kinh nghĩa thục ở đầu thế kỉ này. Những người lãnh đạo phong trào là một số nhà nho yêu nước chống Pháp. Họ nêu việc dùng chữ quốc ngữ lên hàng đầu trong sáu biện pháp của bản sách lược gọi là Văn minh tân học sách 1907 và lên tiếng kêu gọi .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.