Căn cứ vào những tài liệu mới được công bố gần đây, hiện nay có thể kết luận: Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường, tiểu chi Việt Chứt, nằm trong khối Việt Katu, thuộc khu vực phía đông của ngành Mon-Khmer, họ Nam Á. Trong nhóm Việt-Mường, ngoài tiếng Việt và tiếng Mường (Mường Sơn La, Mường Thanh Hoá, Mường Nghệ An) còn có tiếng Nguồn cũng được coi là ngôn ngữ bà con gần nhất với tiếng Việt. Trong tiểu chi Việt Chứt, ngoài nhóm Việt-Mường còn có nhóm Pọng Chứt gồm các ngôn ngữ. | Khái quát về sự hình thành và phát triển của tiếng Việt Căn cứ vào những tài liệu mới được công bố gần đây hiện nay có thể kết luận Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường tiểu chi Việt Chứt nằm trong khối Việt Katu thuộc khu vực phía đông của ngành Mon-Khmer họ Nam Á. Trong nhóm Việt-Mường ngoài tiếng Việt và tiếng Mường Mường Sơn La Mường Thanh Hoá Mường Nghệ An còn có tiếng Nguồn cũng được coi là ngôn ngữ bà con gần nhất với tiếng Việt. Trong tiểu chi Việt Chứt ngoài nhóm Việt-Mường còn có nhóm Pọng Chứt gồm các ngôn ngữ Chứt Pọng bao gồm Mày Rục Sách Mã Liềng Arem ở vùng núi các tỉnh phía nam khu IV và các tiếng như Ahơ Phon Soung Maleng Pakadan Thà Vựng ở Lào. Đây là những bà con xa hơn của tiếng Việt. Proto Việt Chứt tức cái ngôn ngữ mẹ chung cho cả nhóm Việt-Mường và Pọng Chứt không tách trực tiếp từ proto Mon-Khmer mà tách ra từ khối proto Việt Katu. Thời gian chia tách này xảy ra cách đây trên 4000 năm địa bàn cư trú ban đầu của cư dân nói tiếng proto Việt Chứt là vùng kéo dài từ khu vực miền núi Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị sang đến Trung Lào. Từ đó một bộ phận cư dân đã vượt Trường Sơn tràn ra miền Bắc cư trú ở các vùng cao Nghệ-Tĩnh Thanh Hoá Hoà Bình Sơn La Vĩnh Phú 1 -. Nếu bộ phận cư dân proto Việt Chứt ở lại quê hương cũ vẫn giữ nguyên quan hệ tiếp xúc với cư dân Katu Bana Khmer thì bộ phận cư dân proto Việt Chứt di cư ra Bắc lại có những quan hệ tiếp xúc mới với những cư dân nói ngôn ngữ thuộc họ Thái-Kađai như tổ tiên của người Tày người Nùng . . Sự tiếp xúc với Thái-Kađai rất sâu đậm tạo ra một sự hoà nhập về nhiều mặt trong huyết thống trong văn hoá vật chất cũng như tinh thần. Sự diễn biến mạnh mẽ của tiếng Việt tiếng Mường theo hướng từ bỏ nhiều nét Mon-Khmer vốn có trong nguồn gốc của mình để chuyển thành những ngôn ngữ hoàn toàn âm tiết tính như ngày nay cũng bắt nguồn từ sự tiếp xúc với loại hình họ Thái-Kađai. Tiếp theo đó một bộ phận cư dân Việt-Mường phía Bắc đã rời bỏ đồi núi toả về đồng bằng sinh sôi phát triển mạnh ở vùng .