Về phạm vi nghiên cứu, Việt ngữ học thời hiện đại cũng phong phú, đa dạng hơn hẳn thời cận đại. Thời cận đại (thuộc Pháp) đã có những công trình nghiên cứu về ngữ pháp, chữ viết, phương ngữ, ngữ pháp, nguồn gốc tiếng Việt,. nhưng nhìn chung còn lẻ tẻ, chủ yếu do người Pháp tiến hành nhằm mục đích dạy và học tiếng Việt cho bản thân họ. Khi nước ta giành được độc lập, Việt ngữ học bước vào thời hiện đại và đã phát triển vượt bậc, số lượng công trình tăng gấp bội. Những. | Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học Phần 4 về phạm vi nghiên cứu Việt ngữ học thời hiện đại cũng phong phú đa dạng hơn hẳn thời cận đại. Thời cận đại thuộc Pháp đã có những công trình nghiên cứu về ngữ pháp chữ viết phương ngữ ngữ pháp nguồn gốc tiếng Việt . nhưng nhìn chung còn lẻ tẻ chủ yếu do người Pháp tiến hành nhằm mục đích dạy và học tiếng Việt cho bản thân họ. Khi nước ta giành được độc lập Việt ngữ học bước vào thời hiện đại và đã phát triển vượt bậc số lượng công trình tăng gấp bội. Những vấn đề giai đoạn trước đã được đặt ra giai đoạn này đi sâu mở rộng hơn. Chẳng hạn về ngữ âm không chỉ quan sát miêu tả như giai đoạn trước mà còn áp dụng ngôn ngữ học thực nghiệm vào miêu tả chính xác ngữ âm tiếng Việt về mặt chữ viết không chỉ tập trung vào việc cải tiến nó mà còn đi sâu vào nghiên cứu chữ Nôm về phương ngôn không chỉ miêu tả tiếng nói của làng này làng kia mà còn tiến hành phân vùng tiếng nói của cả nước về lịch sử không chỉ nghiên cứu lịch sử ngữ âm mà còn nghiên cứu lịch sử từ vựng ngữ pháp tiếng Việt. Điều quan trọng là thời hiện đại đã mở ra nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới. Trước hết là vấn đề xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học cho tiếng Việt. Một khi tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thức của cả nước được sử dụng để giảng dạy ở cả bậc phổ thông và đại học thì nhu cầu cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu cách thức xây dựng các hệ thống thuật ngữ khoa học. Về việc này công đầu phải dành cho giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Cuốn Danh từ khoa học phần Toán Lí Cơ được in lần đầu tại Sài Gòn năm 1848 lần thứ hai ở Sài Gòn năm 1957 và lần thứ ba ở Paris năm 1967. Tiếp sau ông các nhà khoa học Việt Nam đã xây dựng các hệ thống thuật ngữ cho tất cả các ngành khoa học trong đó có cả ngành Việt ngữ học. Sự phong phú của hệ thống thuật ngữ Việt ngữ học là thước đo sự phát triển của ngành khoa học mà chúng ta đang xem xét. Do ảnh hưởng của truyền thống ngôn ngữ học châu Âu việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt thời thuộc Pháp chủ yếu tập trung .