. Chọn sai loại từ Trường hợp này không phải là người học dùng thiếu hay thừa như hai trường hợp trên mà người học có dùng "loại từ" theo đúng yêu cầu ngữ pháp của câu tiếng Việt, tuy nhiên lại chọn nhầm, chẳng hạn, lẽ ra dùng "con" thì lại dùng "cái", lẽ ra dùng "cái" thì lại dùng "quyển". Ví dụ: (1) Hồ Gươm là một con hồ đẹp nhất. (Hungari) (2) Anh mua cho ai cái từ điển này? (Căm Pu Chia) (3) Hôm nay mưa ba cái. (Nhật) (4) Hôm qua tôi ăn một. | Lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài phần 5 . Chọn sai loại từ Trường hợp này không phải là người học dùng thiếu hay thừa như hai trường hợp trên mà người học có dùng loại từ theo đúng yêu cầu ngữ pháp của câu tiếng Việt tuy nhiên lại chọn nhầm chẳng hạn lẽ ra dùng con thì lại dùng cái lẽ ra dùng cái thì lại dùng quyển . Ví dụ 1 Hồ Gươm là một con hồ đẹp nhất. Hungari 2 Anh mua cho ai cái từ điển này Căm Pu Chia 3 Hôm nay mưa ba cái. Nhật 4 Hôm qua tôi ăn một cái phở. Trung Quốc Ví dụ 1 lấy từ bài tập làm văn của một sinh viên người Hungari. Sinh viên này đã dùng con hồ trong khi phải dùng cái hồ hoặc có thể chỉ dùng hồ . Trong bài viết sinh viên này còn dùng ba lần con hồ nữa. Điều dễ thấy là sinh viên này đã nới rộng phạm vi của con trong con sông con suối để tạo thành con hồ . Như vậy tại thời điểm sinh viên dùng con hồ thì trong tri thức của sinh viên này con là một loại từ có thể dùng trước nơi có nước mà lại không nhớ đến đặc điểm động tĩnh của sự phân biệt con cái . Đối với sinh viên này nếu đã nói được con sông thì ta có thể nói con hồ . Đây là ví dụ khá thú vị về hiện tượng vượt tuyến. Ở ví dụ 2 sinh viên Căm Pu Chia này đã nhầm cái với quyển hoặc cuốn . Tại sao sinh viên lại dùng cái mà không dùng quyển hoặc cuốn Lí do cũng là sự nới rộng phạm vi sử dụng của cái . Người học đã được học cái sự vật cùng lúc đó lại không nhớ được loại từ chuyên dụng của các loại ấn phẩm là quyển hoặc cuốn nên đã sử dụng cái . Tuy nhiên người Việt cũng có thể dùng cái từ điển nhưng với nghĩa chỉ xuất cái thứ cái loại từ điển này - cái ý nghĩa mà người nước ngoài rất it khi sử dụng được hoặc có thể sử dụng được khi đã ở trình độ khá hoàn thiện về tiếng Việt vì cái chỉ xuất biểu thị ý nghĩa tu từ và có sắc thái biểu cảm đặc biệt thường chưa được dạy ở trình độ cơ sở. Ở ví dụ 3 người học đã dùng cái thay cho lần . Ở ví dụ 4 người học đã dùng cái thay cho bát tô . Với 2 trường hợp này ta cũng có thể lí giải theo nguyên nhân vượt tuyến . Ở ví dụ 3 người học không .