1. Một vài cơ sở lí luận Lỗi (error), theo quan điểm tri nhận, là một hiện tượng đương nhiên trong quá trình người học thủ đắc một ngoại ngữ. Lỗi không phải là hiện tượng tiêu cực trong quá trình học ngoại ngữ, không phải là phiên bản méo mó của ngôn ngữ đích mà lỗi thể hiện sự tham gia tích cực của người học trong quá trình thủ đắc ngôn ngữ đích, thể hiện những chiến lược quan trọng mà người học áp dụng để khám phá ngôn ngữ đích, và lỗi là chứng cứ rõ ràng. | Lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài phần 2 1. Một vài cơ sở lí luận Lỗi error theo quan điểm tri nhận là một hiện tượng đương nhiên trong quá trình người học thủ đắc một ngoại ngữ. Lỗi không phải là hiện tượng tiêu cực trong quá trình học ngoại ngữ không phải là phiên bản méo mó của ngôn ngữ đích mà lỗi thể hiện sự tham gia tích cực của người học trong quá trình thủ đắc ngôn ngữ đích thể hiện những chiến lược quan trọng mà người học áp dụng để khám phá ngôn ngữ đích và lỗi là chứng cứ rõ ràng nhất về hệ thống ngôn ngữ đang phát triển của người học - ngôn ngữ trung gian Interlanguage . Ngôn ngữ trung gian này luôn biến đổi trong quá trình người học thủ đắc ngôn ngữ đích và tiệm tiến đến ngôn ngữ đích nhưng không thể trở thành ngôn ngữ đích hoàn toàn. Người khởi xướng cho quan niệm cách mạng về lỗi này là Pit Corder với hàng loạt công trình để lại những dấu ấn rõ nét và giúp định hướng cho ngành phân tích lỗi Error Analysis Corder 1973 1981. . Những nhà ngôn ngữ học ứng dụng có cách nhìn mới đối với lỗi bao gồm L. Selinker 1992 . Richards 1985 và R. Ellis 1992 . Có 2 loại lỗi chính xuất hiện trong quá trình học một ngoại ngữ. Đó là lỗi tự ngữ đích Intralingual Error và lỗi giao thoa Interlingual Error . Lỗi tự ngữ đích là loại lỗi sinh ra do những yếu tố trong nội bộ ngôn ngữ đích và do người học mượn những tri thức đã biết về ngôn ngữ đích. Lỗi giao thoa là lỗi sinh ra do người học mượn những tri thức có trước từ tiếng mẹ đẻ. Có mấy nguyên nhân sau có thể tạo ra lỗi trong quá trình thủ đắc ngoại ngữ Vượt tuyến Overgeneralization chiến lược người học nới rộng những quy tắc ngôn ngữ ra ngoài phạm vi của nó. Ví dụ có người học nói chào anh khi gặp phụ nữ mà lẽ ra phải nói chào chị . Người học đã vượt tuyến tức sử dụng tri thức đã biết để khám phá tiếng Việt. Chuyển di Transfer chiến lược người học mượn những tri thức đã có trong tiếng mẹ đẻ để khám phá ngôn ngữ đích. Ví dụ người Nhật có thể nói một câu tiếng Việt theo trật tự tiếng Nhật như sau sắp tàu