Thực tế của các nước cho thấy, hội nhập không phải chỉ có được mà không có mất. Trong cuộc họp thương lượng giữa doanh nghiệp và đối tác nước ngoài cũng vậy. Doanh nghiệp không thể mơ hồ, cũng không quá lạc quan, chủ quan, phải tính toán thực tế trong từng thương vụ để cái “được” nhiều hơn cái “mất” khi xét về tổng thể của quá trình kinh doanh. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải giảm thiểu tối đa các khó khăn trong quá trình thương lượng để hiểu biết lẫn nhau, cùng có lợi và đặt nền móng cho quan hệ. | cũng rất kiêng kỵ khi chúng ta biếu những món đồ trên. Trong thương lượng họ có khuynh hướng WIN-LOSE, thích tìm yếu điểm của ta như giá cao, sản phẩm kém chất lượng hơn đối thủ cạnh tranh, công ty của ta cũng nhỏ hơn, chưa có văn phòng đại diện tại Trung Quốc . để buộc ta giảm giá. Chiến thuật của ta là phải biết đội giá một cách hợp lý và đưa ra đề nghị giảm giá đúng lúc để người Trung Quốc thoải mái trong chiến thắng. Chúng ta không nên trả lời cho họ biết ngày về, vì nếu biết họ sẽ kéo dài cuộc thương lượng để chúng ta mất kiên nhẫn, đến ngày cuối cùng họ tấn công và ép buộc chúng ta chấp nhận theo điều kiện của họ để họ được thắng, nhằm lấy tiếng, tạo ấn tượng tốt với cấp trên và đồng nghiệp. Trong quá trình thương lượng, chúng ta trình bày ngắn từng vấn đề, nhưng đừng ngại phải lặp lại nhiều lần và biết cách tóm lại. Trong bản ghi nhớ, đừng để doanh nhân Trung Quốc ràng buộc chúng ta (suốt thời gian sau) về điều khoản “cam kết giúp Trung Quốc phát triển” vì đây cũng là một chiến thuật của người Trung Quốc.