3. Phải đối diện với hệ thống pháp luật phức tạp, khác nhau giữa các nước Vì vậy, nếu không tìm hiểu kỹ trước khi giao thương, nhất là “hệ thống rào cản thương mại” thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Có khi hàng đi rồi hàng lại về, mà ngôn ngữ nôm na gọi là “dội khẩu”. Có thể nói đến hệ thống pháp luật của vài thị trường như sau: | EU là một thị trường chung gồm 15 nước và vùng lãnh thổ khác nhau (gồm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Đức, Ý, Pháp, Ai Len, Bỉ, Phần Lan, Hà Lan, Luxembourg, Áo, Anh, Thụy điển, Đan Mạch và sẽ mở rộng thêm ở 13 nuớc khác trong tương lai). Đồng tiền chung Euro là phương tiện thanh toán duy nhất trên thị trường và tất cả các khâu trong dây chuyền phân phối hàng hoá, trừ 3 nước Anh, Thụy Điển, Đan Mạch chưa tham gia. Đồng tiền Euro có nhược điểm luôn biến động, thay đổi đột ngột nên ảnh hưởng rất lớn đến đối tác có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp EU. Tuy nhiên, EU là một thị trường lớn, có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa. Đồng thời, EU cũng là một thị trường áp dụng nhiều biện pháp hàng rào kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài. Việc tiếp cận thị trường EU trở nên khó khăn hơn nhiều do việc tăng nhanh những quy định và các yêu cầu của thị trường trong các lãnh vực về an toàn, sức khoẻ, chất lượng và các vấn đề môi trường xã hội. Vì vậy, khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam là phải tìm hiểu thấu đáo các biện pháp quản lý nhập khẩu, đáp ứng các quy định và đòi hỏi khắt khe của thị trường, các tiêu chuẩn quốc tế, nhãn mác, bao bì đóng gói (cấm sử dụng bao bì PVC), vệ sinh môi trường và các chứng chỉ (ISO 9000:2000, ISO 14000, SA 8000, HACCP ). Có thể nêu vài ví dụ như sau: